Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

BẤT TRUNG, BẤT HIẾU, BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA LÀ TÂM CẤU UẾ

BẤT TRUNG, BẤT HIẾU, BẤT NHÂN,

BẤT NGHĨA LÀ TÂM CẤU UẾ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Khó khăn lắm chúng ta mới gặp được giáo huấn của Thánh Hiền, ngày xưa đây là điều rất bình thường, nhân duyên này quá thù thắng. Trên mảnh đất lớn của Trung Quốc, bất luận là vùng đất nào, quý vị đều có thể học được giáo huấn của Thánh Hiền, nó phổ cập khắp nơi.

Nhưng hiện nay không còn, đứt đoạn rồi, địa tầng đã đứt gãy, biến thành vô cùng hy hữu. Ngày xưa Phật Pháp cũng rất phổ biến, trong thôn trang hay nơi hẻo lánh đều có Chùa, hiện nay không còn, đều biến thành hiếm hoi.

Nên khi gặp, quả thất khó được, quá hy hữu, thật sự đã gặp được, thật sự thấu triệt và y giáo phụng hành, như vậy lần này đến thế gian rất có giá trị.

Ngoại duyên thì sao?

Ngoại duyên tốt, vì sao vậy?

Vì hoàn cảnh bắt buộc chúng ta không thể không làm. Nếu ngoại duyên là thái bình thạnh thế, là một đất nước văn hóa lễ nhạc, chúng ta không nỡ rời xa, cảm thấy ở đây rất tốt.

Hiện nay gặp quá nhiều thiên tai, nên nhanh chóng vãng sanh, là nhân duyên tốt, nghịch tăng thượng duyên. Ngày xưa còn có thể từ từ, thời gian chúng ta có nên cứ từ từ. Bây giờ không có thời gian, không kịp nữa rồi.

Cần phải buông bỏ vạn duyên, phải nhất tâm niệm Phật, quả thật thay đổi được tâm chúng ta, thanh trừ tất cả những thứ tạp nham trong lòng, sau đó đưa Phật A Di Đà vào. Tự tâm chúng ta là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi, tuyệt đối đừng để lương tâm mình làm thành thùng rác cho bên ngoài.

Những thứ dơ bẩn người ta không cần, quý vị đều ghi nhớ hết trong lòng, như vậy quý vị trở thành thùng đựng rác bên ngoài, như vậy là sai lầm, sai triệt để. Đây là một người hồ đồ, không phải người thông minh. Người thông minh trong lòng là Phật, là Bồ Tát, là Thánh Hiền.

Đây mới gọi là: Tẩy trừ tâm cấu. Ngôn hành trung tín. Ngôn là ngôn ngữ, hành là hành vi, hành động.

Trong Tiên Chú nói: Làm y như lời nói, lời nói đi đôi với việc làm, gọi là trung tín.

Trung tín là gì?

Nghĩa là trong ngoài tương ưng, tức là tâm và miệng là một không phải hai. Những gì tôi nói ra nhất định làm được, tôi làm được mới nói, tôi làm không được sẽ không nói. Nói được nhất định phải làm được, đây gọi là trung tín.

Quý vị xem ý nghĩa của chữ trung, tâm không lệch lạc, không tà ngụy gọi là trung. Nếu như tâm lệch lạc tà ngụy, tà tri trà kiến, trung sẽ mất đi. Chúng ta không cần hỏi người khác, quan trọng nhất là độ bản thân mình trước.

Tôi có chữ trung này hay không, nếu như thiếu chữ trung này: Bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Ngày nay chúng ta học Phật đã hiểu, nên nhanh chóng quay đầu, phải xóa chữ bất đó đi, phải học trung, học hiếu, học nhân, học nghĩa. Đầy đủ nhân cách, đời sau không bị mất thân người.

Nên nhớ rằng, Phật Bồ Tát cũng là con người, Thánh Hiền cũng là con người bình thường như chúng ta, người là gì?

Người là trung hiếu nhân nghĩa, còn như bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa là không phải người. Họ không thể làm Thánh làm Hiền, họ không thể làm Phật làm Bồ Tát. Đạo lý này, sự thật này, chúng ta không thể không hiểu.

Khi hiểu rõ rồi, vậy chúng ta nên bắt đầu học Phật từ đâu?

Chính là bắt đầu học từ đây. Bất nhân, bất nghĩa, bất trung, bất hiếu đều là tâm cấu uế, tâm này rất dơ bẩn. Hiếu để trung tín nhân ái hòa bình, tâm này phóng quang, đó là tánh đức.

Ngũ thường, tứ duy, bát đức là tánh đức, nó sẽ phóng quang, nhất định không bị nhiễm ô. Bởi thế trong cuộc sống hằng ngày, nhất định phải học lời nói đi đôi với việc làm, việc làm đi đôi với lời nói. Biểu lý tương ưng. Biểu là bên ngoài, lý là nội tâm, nội tâm với bên ngoài nhất trí, không gạt mình gạt người.

***