Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

ĐÂY LÀ PHÁP MÔN VIÊN ĐỐN, LÀ PHÁP MÔN ĐỨNG ĐẦU TRONG GIÁO LÝ ĐẠI THỪA

ĐÂY LÀ PHÁP MÔN VIÊN ĐỐN,

LÀ PHÁP MÔN ĐỨNG ĐẦU

TRONG GIÁO LÝ ĐẠI THỪA

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong tất cả các phương tiện, con đường nhanh đến và rốt ráo, không gì hơn niệm Phật để cầu sinh Tịnh Độ, đây là lời của Đại Sư Ngẫu Ích.

Tất cả phương tiện là gì?

Đó là giáo lý đại thừa, tám vạn bốn nghìn pháp môn.

Trong tám vạn bốn nghìn pháp môn đó, nếu muốn tìm con đường ngắn nhất, là gì?

Ngôn ngữ ngày nay gọi là không đi đường vòng. Đi thẳng, có nghĩa là nhanh nhất, đến được viên đốn, không những nhanh nhất mà còn đường thẳng nhanh nhất, lại còn viên mãn đốn siêu. Pháp môn viên đốn, là pháp môn đứng đầu trong giáo lý đại thừa.

Đây là pháp môn gì?

Không có pháp môn nào sánh được pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ. Đó là phương pháp nhanh nhất, thành tựu được ngay trong kiếp này.

Người thật sự thực hành trong Kinh A Di Đà nói: Nếu một ngày, hai ngày, ba ngày, cho đến bảy ngày là sẽ thành công, đây là một sự thực. Trong tác phẩm Tịnh Độ Thánh Hiền lục, chúng ta đã thấy những chuyện nói về vãng sinh, ngay trong đời sống này, chúng ta cũng thấy một số trường hợp.

Khi đang ở tiểu bang Maryland của Mỹ, cách thủ đô không xa, tôi gặp ông Châu Quảng Đại, chủ một tiệm bán bánh bao, ông là không có tín ngưỡng Tôn Giáo, mắc bệnh ung thư.

Bác Sĩ cho rằng không có phương cách nào cứu chữa được và cho người nhà đưa về. Lúc này mọi người mới nghĩ đến cách cầu Phật, cầu thần, cầu tiên, mong phép mầu xuất hiện. Mọi người đến chỗ tôi, lúc bấy giờ chúng tôi đang ở Maryland để thành lập hội Phật Giáo, gọi là Hoa Phủ Phật Giáo Hội, hội vừa mới ra mắt, họ thỉnh tôi làm hội trưởng.

Khi họ đến tìm, họ thưa rõ mọi chuyện, họ là những người Trung Quốc. Lúc đó chúng tôi có độ hai ba người, chúng tôi rất hăng hái đến thăm ông ấy, vừa đến nơi, quả thực tình trạng ông ấy là không thể cứu chữa.

Chúng tôi đành khuyên thẳng với ông là nên niệm Phật để cầu sinh Thế Giới Cực Lạc, chúng tôi giảng cho ông ấy nghe về những gì tốt đẹp ở Thế Giới Cực Lạc. Vừa nghe ông ấy đã rất vui mừng, đây chính là thiện căn, ông ta vừa nghe liền tiếp thu, bạn xem, ông ta là người không có Tôn Giáo, vừa mới gặp mà ông ta đã tin.

Ông nói với người nhà đừng tìm đến bác sĩ nữa, đừng mong bệnh tôi sẽ được chữa khỏi, mọi người hãy niệm Phật, giúp tôi vãng sinh Thế Giới Cực Lạc.

Niệm Phật được ba hôm thì ông ta vãng sinh, thực sự vãng sinh, tướng tốt thật hiếm thấy. Trong Kinh đã nói nếu một ngày, hai ngày, ba ngày. Một người chưa bao giờ biết đến Phật Giáo, khi được giới thiệu liền vui vẻ đón nhận, tin tưởng, phát nguyện.

Niệm Phật ròng rã trong ba ngày đêm, mười mấy người đồng tu chúng tôi liên tục giúp ông niệm Phật, chúng tôi đặt hết niềm vào Kinh Di Đà, vì chúng tôi đã chứng kiến.

Còn về trong tất cả pháp môn niệm Phật, mong cầu rất đơn giản. Đơn giản, dễ thực hiện, đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất. Chí ổn đương giả, an ổn nhất. Không gì hơn tín nguyện chuyên trì danh  hiệu, niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Lại nói, A Di Đà Phật là vạn đức hồng danh, lấy danh để gọi đức, không lúc nào hết, ý câu này rất sâu sắc.

Tuy thâm thuý, nhưng tôi tin những người đồng học có thể hiểu được, có thể đón nhận được, vì sao?

Vì chúng ta đã nghe, đã học tập trải một thời gian dài. Chúng tôi khẳng định, không chút hoài nghi, rằng, danh hiệu A Di Đà Phật, đích thực là vạn đức hồng danh. Triển khai danh hiệu này, chính là Kinh Giáo do tất cả Phật Như Lai trong ba đời mười phương nói ra.

Một câu có thể bao hàm tất cả, câu danh hiệu này cũng thu nhiếp đầy đủ tám vạn bốn nghìn pháp môn, vô lượng pháp môn. Quý vị niệm một câu A Di Đà Phật là có thể niệm được tất cả Phật Pháp, không sót điều nào.

Niệm một câu A Di Đà Phật là có thể niệm được vô lượng vô biên Chư Phật Như Lai trong ba đời mười phương, tất cả đều có mặt trong đó, hai cuốn lớn nhỏ đều nói đến. Chư Phật mười phương khen ngợi Di Đà, mười phương Chư Phật xưng Phật A Di Đà là, Cực Tôn trong các thứ ánh sáng, Vua của các Phật.

Mười phương các Phật Như Lai không ai là không khuyên chúng sinh, niệm Phật cầu sinh Thế Giới Cực Lạc ở phương Tây, quả thật không đáng nễ sao?

Sự thù thắng không gì sánh được của việc niệm một câu A Di Đà Phật, quả là không thể nghĩ bàn. Lấy danh chiêu đức, dùng danh hiệu này để tìm cầu các thứ công đức. Đức ở đây bao gồm tu đức, tánh đức. Tu đức, tánh đức thường đến, nói cách khác, bạn đã viên mãn rồi. 

Vì thế chấp trì danh hiệu là chánh hạnh, người tu nhất định phải nắm rõ, ta chỉ niệm Phật, chỉ một câu danh hiệu Phật, không cần phải tham cứu hay quán tưởng.

Vì niệm Phật có bốn loại: Quán tưởg niệm Phật, quán tượng niệm Phật, thật tướng niệm Phật, tất cả những thứ này đều không cần, chỉ trì danh niệm Phật. Khi đã niệm đến độ tương ưng thì ta được cả bốn thứ niệm Phật. Tham cứu là Thiền Tông, giáo môn, không cần đến. Quý vị chỉ cứ một câu danh hiệu Phật mà niệm, bạn xem cực kì đơn giản. Đơn giản nhất, dể dàng nhất.

Con đường ngắn nhất, đó là con đường nhanh nhất để bước lên quả vị Phật. Đó không phải Bồ Tát đạo, không phải Thanh Văn đạo, không phải Duyên Giác đạo, lại càng không phải Thiên Đạo, đó là con đường bước lên quả vị Phật.

Là con đường viên mãn rốt ráo của tất cả pháp thế gian và xuất thế, ta có thể không tu sao?

Ta không cố gắng để thực hiện sao?

Tu tập 60 năm, tôi đã tin, càng học càng tin, càng học càng không nghi ngờ, càng học càng vững vàng. Thậm chí, trước đây, tôi còn muốn học tấm gương Đại Sư Liên Trì, Đại Sư Liên Trì là một người học rộng biết nhiều. Về cuối đời Ngài buông bỏ tất cả, chỉ còn lại một bộ Kinh Di Đà và một câu A Di Đà Phật.

Tôi cũng muốn buông bỏ tất cả, cả đời học một bộ Kinh, nhưng lúc đó thầy tôi vẫn chưa truyền bộ Kinh đó cho tôi mà truyền cho tôi cuốn Di Đà Kinh Yếu Giải. Tôi muốn cả đời chỉ học và giảng Yếu Giải, sau này thầy truyền bộ Kinh này, thấy nó, tôi mừng lắm.

Thôi giảng Kinh Hoa Nghiêm, mặc dầu đã giảng được một nửa, tôi tập trung vào giảng Kinh Vô Lượng Thọ, được mười lần.

Ban đầu tôi muốn cả đời mình sẽ tập trung giảng mỗi bộ Kinh này, nhưng gặp ba người, thứ nhất là Pháp Sư Khai Tâm, người Đài Nam, Đài Loan, đã vãng sinh. Mỗi lần gặp đều khuyên tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm, khẩn thiết lắm.

Ngài bảo tôi: Nếu thầy không giảng Kinh Hoa Nghiêm, sợ sau này không có ai giảng nữa, tôi cảm kích lắm nhưng vẫn không nao lòng. Lần thứ hai gặp lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ tại Bắc Kinh, ông cũng khuyên tôi giảng Kinh Hoa nghiêm, ý cũng giống Pháp Sư Khai Tâm, tôi vẫn không biến chuyển.

Cuối cùng, trước khi Hàn Quán Trưởng vãng sinh hai hôm, khẩn thiết mong tôi giảng một lần Hoa Nghiêm, thu đĩa cho những người sau tham khảo. Lần này tôi đồng ý với hi vọng bệnh bà sẽ thuyên giảm, nhưng không ngờ hai hôm sau bà vãng sinh.

Do ba vị đại đức cầu thỉnh, vì thế tôi ở tại Singapore mấy năm, cùng chuyện trò với cư sĩ Lý Mộc Nguyên, cư sĩ Lý Mộc Nguyên rất mừng, thay mặt ba vị đại đức cầu thỉnh.

Còn xây hai ngôi Tháp, Tháp Hoa Nghiêm để đánh dấu lần giảng Kinh Hoa Nghiêm. Chúng tôi giảng đến hơn bốn nghìn giờ, được độ khoảng 1/4, còn lại ¾. Tính theo cách giảng của tôi, thì phải mất hai mươi nghìn giờ mới xong, đó là một Bộ Kinh rất lớn.

***