Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

GIÁC NGỘ TRONG PHẬT PHÁP KHÔNG GỌI LÀ LINH HỒN, MÀ GỌI LÀ LINH TÁNH

GIÁC NGỘ TRONG PHẬT PHÁP

KHÔNG GỌI LÀ LINH HỒN,

MÀ GỌI LÀ LINH TÁNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Nhân chi sơ tánh bổn thiện. Bổn thiện, trong Phật Pháp gọi là chân tâm, cùng một nghĩa. Bổn thiện, tức quý vị vốn là Thánh Nhân, Đại Thánh Đại Hiền, quý vị vốn là như vậy.

Chân tâm thì sao?

Chân tâm là Phật, nên câu đầu tiên Phật dạy chúng ta, chính là dạy chúng ta phải thừa nhận, phải khẳng định chúng ta vốn là Phật tất cả chúng ta vốn là Phật. Chúng ta phải thừa nhận. Hay nói cách khác Phật, bổn tánh, bổn thiện đó là cái ta chân thật.

Hiện nay cái ta chân thật đã mê, mê nên xuất hiện cái ta giả. Thông thường người ta cho rằng, chúng ta có thể tư duy, tư duy chính là tôi, đây vẫn là giả không phải thật.

Điều này phương Đông và phương Tây đều nói nó là linh hồn, nó có linh chăng?

Nó không linh, nếu linh nó có thể làm ra điều hồ đồ sao?

Nếu linh nó đọa làm súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục trong lục đạo sao?

Không thể, điều này không thể. Nên trên thực tế nó mê mà không giác, nó là thật, nó là bất sanh bất diệt. Nhưng vì nó hồ đồ, đang mê.

Nếu nó giác ngộ, giác ngộ trong Phật Pháp không gọi là linh hồn, mà gọi nó là linh tánh, linh tánh và linh hồn là một. Nhưng một bên là trạng thái giác ngộ, đây thật sự là chính mình, nhận linh hồn làm chính mình, cao hơn nhiều so với nhận nhục thể làm chính mình.

Giới hạn của nhục thể quá nhỏ, giới hạn của linh hồn ở trong lục đạo, nó không ra khỏi lục đạo. Nếu là linh tánh, linh tánh không có câu thúc, không gian hoạt động của nó là biến pháp giới hư không giới, nó rất lớn, đây mới thật sự là chính mình.

***