Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

HIỆN TẠI CHÚNG TA TỪ TRÊN BÁO CHÍ, TẠP CHÍ THƯỜNG THƯỜNG XEM THẤY, CON CÁI GIẾT CHA, GIẾT MẸ THẬT LÀ QUÁ NHIỀU

HIỆN TẠI CHÚNG TA TỪ TRÊN 

BÁO CHÍ, TẠP CHÍ THƯỜNG THƯỜNG

 XEM THẤY, CON CÁI GIẾT CHA,

GIẾT MẸ THẬT LÀ QUÁ NHIỀU

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Con vì được Khổng tiên sinh bói số mạng, sống chết vinh nhục đều do Trời định sẵn. Dù muốn vọng tưởng cũng không thể thay đổi được.

Lúc trước, khi tôi đọc đến câu nói này, tôi cho rằng lúc đó, Viên Liễu Phàm tiên sinh thực sự là một phàm phu tiêu chuẩn. Cũng không sai, cả đời ông, mỗi ngày trôi qua đều đúng như đoán định của vận mệnh, đến năm mươi ba tuổi thì thọ chung tại nhà, cả đời không có tội lỗi lớn, nên đời sau khẳng định không đọa vào ba đường ác. Đây là một phàm phu tiêu chuẩn. Vận mệnh của ông bị Khổng tiên sinh đoán định.

Vinh nhục tử sinh, giai hữu định số. Câu nói này đồng thời cũng là nói với chúng ta, chúng ta cũng không ngoại lệ. Phàm là người, chỉ cần bạn có ý niệm thì bạn không thể không có vận số.

Cũng là nói, bạn không thể không có định mệnh nếu như bạn còn có vọng niệm. Nếu như bạn không có vọng niệm thì bạn có thể siêu thoát vận mạng. Liễu Phàm tiên sinh tuy có thể cải tạo vận mạng, nhưng ông chỉ có thể cải biến chứ không thể thoát khỏi.

Vân Cốc Thiền Sư giỏi như vậy, tại sao ông không cao hơn một bước, đem phương pháp thoát khỏi vận mệnh dạy cho Viên Liễu Phàm?

Đây chính là quan sát căn cơ thọ giáo. Xem căn cơ của Liễu Phàm tiên sinh, thiên chất của ông. Có những Cao Tăng đạo đức, đều có năng lực quan sát, xem bạn là thượng căn, trung căn hay hạ căn mà tùy cơ thuyết pháp. Cho nên tất cả chúng sanh, hễ gặp được cao nhân thì không một ai mà không được lợi ích.

Chúng ta xem thấy Liễu Phàm tiên sinh, ông là thuộc trung căn, không phải thượng căn. Đối với người trung căn, đương nhiên không thể nói thượng pháp, nếu nói thượng pháp thì ông không thể tiếp nhận nổi.

Cho nên khi thuyết pháp, khế hợp căn cơ là điều vô cùng quan trọng. Pháp mà không khế cơ cũng như nhàn ngôn ngữ, điều này trong Kinh Phật có nói. Nhàn ngôn ngữ, nói theo cách hiện nay là nói phí lời, lời nói vô ích. Cho nên cần thiết là phải khế cơ khế lý.

Chúng ta cần phải tin tưởng một cách sâu sắc, bất cứ người nào cũng có vận mệnh, có định số, chỉ là bản thân họ không biết mà thôi. Bản thân không biết, câu này có nghĩa, bạn trong suốt cuộc đời nhất định cũng chỉ như kẻ mù mò mẫm mà thôi. Liễu Phàm tiên sinh được người đoán định, ông rất rõ ràng.

Trong suốt một đời, phương hướng, mục đích sở hành của ông đều rất rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, ông cứ chiếu theo mệnh lý mà sống.

Còn chúng ta thật đáng thương, chúng ta không biết vận mệnh của mình, cho nên chúng ta như kẻ mù mò mẫm trong biển lớn tối tăm. Nếu như tùy thuận phiền não, trong lúc mê mờ, tạo tác quá nhiều tội nghiệp thì tội nghiệp đó sẽ làm tổn phước báu, làm giảm thọ mạng của chúng ta. Thông thường nói giảm thọ tức là giảm thọ mạng. Cái tình hình này trong xã hội hiện nay có thể nói là rất đúng.

Nếu người có thiện căn phước đức sâu dày, tuy là không biết vận mệnh của mình, nhưng tâm địa của họ thiện lương, không có tâm tưởng sai quấy, hành vi đều giữ đúng quy củ, không làm những việc thương thiên hại lý, tổn người lợi mình. Tuy rằng không biết vận mệnh nhưng bản thân họ chính là đang tăng phước, đang tăng thọ cho mình, bất tri bất giác trong mạng lại tăng trưởng phước báu.

Nhưng hoàn cảnh xã hội của chúng ta hiện nay không tốt, đây là chỉ trong lịch sử từ xưa đến nay, cả trong và ngoài nước đều chưa từng có qua. Hoàn cảnh sống, con người là phàm phu, không thể không chịu sự ảnh hưởng của hoàn cảnh.

Hoàn cảnh bất thiện, chúng ta ngày ngày đều bị những cái bất thiện này ảnh hưởng. Điều này có nghĩa, cơ hội tạo nghiệp của chúng ta ngày càng nhiều, càng lớn. Vậy là bất tri bất giác mà tạo nghiệp.

Cái sự việc này rất đáng sợ. Trước kia, khi tôi cầu học, thầy Lý có kể cho tôi một câu chuyện, không phải là nói với mình tôi mà là người lên lớp giảng cho cả lớp nghe. Thầy giảng, lúc trước, tại một địa phương nọ, có xảy ra một án mạng trái nghịch luân lý, con giết cha.

Cái sự việc này từ trước đến nay chưa từng có, đây là một việc lớn. Sự việc này được tâu lên Vua, đương nhiên người con này bị xử tử hình. Nhà Vua ban ra một mệnh lệnh, vị quan huyện ở đó bị cách chức điều tra.

Vị huyện trưởng đã phạm phải lỗi lầm gì?

Địa phương này là khu vực do anh cai trị, do anh giáo hóa, anh sao có thể giáo hóa ra cái loại người đại nghịch bất đạo như vậy. Vì giáo hóa không tốt, nên vị huyện trưởng bị cách chức. Quan tuần phủ ghi chép lỗi lầm, tuần phủ là quan Tỉnh Trưởng đương thời, ông ghi chép lại sự việc.

Việc xử phạt vẫn còn tiếp diễn, Triều Đình lại hạ một mệnh lệnh nữa. Vào thời điểm đó, mỗi huyện đều có một bức tường, đem bức tường này phá đi một góc. Hoàng Đế hạ lệnh đem bức tường phá đi một góc.

Điều này có ý nghĩa gì?

Cái huyện này của các người có một người con đại nghịch bất đạo như vây, đây là điều sỉ nhục đối với người dân trong toàn huyện. Hiện tại chúng ta từ trên báo chí, tạp chí thường thường xem thấy, con cái giết cha, giết mẹ thật là quá nhiều.

Giáo dục ngày xưa và ngày nay không giống nhau, chúng ta hiểu được tại sao xã hội ngày xưa có thể an định, thời gian an định thịnh trì kéo dài, nhân dân thực sự có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn.

Hãy quay đầu nhìn lại ngày nay, bất luận là phú quý hay bần tiện, cho dù một người có tiền của vạn ức, liệu cuộc sống của họ có hạnh phúc hay không?

Không hạnh phúc.

***