Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG MỘT CHÚT THIỆN NIỆM NHỎ CỦA MÌNH, CHÚNG ĐỀU CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI NÀY

KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG MỘT

CHÚT THIỆN NIỆM NHỎ CỦA MÌNH,

CHÚNG ĐỀU CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN XàHỘI NÀY

Giảng giải: Pháp Sư Thành Đức
 

Thứ nhất là thị tư minh.

Thứ hai là thính tư thông.

Thứ ba là sắc tư ôn.

Thứ tư là mạo tư cung.

Thứ năm là ngôn tư trung.

Thứ sáu là sự tư kính.

Thứ bảy là nghi tư vấn.

Thứ tám là phẫn tư nan.

Thứ chín là kiến đắc tư nghĩa.

Kỳ thực, cửu tư này, trong quá trình nghiên cứu thảo luận mấy ngày qua chúng ta đều đã nói đến, chỉ là Phu Tử đã đem những lời giáo huấn này chỉnh lý vào trong một câu nói. Câu đầu tiên là thị tư minh. Mắt của bạn nhìn thấy tất cả sự việc được rõ ràng thì gọi là thị tư minh. Bạn không nên mỗi ngày nhìn biết bao nhiêu sự việc mà cứ mơ hồ qua loa.

Con người nhìn thấy một số sự việc thì phải biết phân biệt như thế nào, phải biết từ kết quả mà suy ra nguyên nhân của nó nằm ở đâu, phải có thể hiểu rõ được hết đầu đuôi ngọn ngành của nó. Đây gọi là thị tư minh.

Chúng ta nhìn thấy một số vấn đề của con cái, bạn có thể lập tức phán đoán ra được là do nguyên nhân gì tạo thành, đây chính là bạn đã có công phu rồi. Hoặc giả là khi chúng ta đi đến một đoàn thể nào, vì sao tình trạng chung sống của đoàn thể đó là như vậy, bạn cũng phải có thể suy diễn ra được đầu đuôi ngọn ngành, bạn mới biết bạn phải từ đâu để làm tiếp tục.

Câu thứ hai là thính tư thông. Thính chính là bạn nghe được những lời mà người ta nói thì bạn có thể biết được tâm của họ là như thế nào, chủ tâm của họ là vì mục đích của họ hay chủ tâm của họ là suy nghĩ cho người khác, bạn đều có thể nghe ra được. Tiếp đến, bạn cũng có thể từ trong lời nói của họ nghe ra được yêu cầu của họ là ở đâu.

Ví dụ, hôm nay mẹ của bạn gọi điện cho bạn hỏi: Con dạo gần đây như thế nào rồi?

Hỏi han ân cần với bạn, nhưng bạn sẽ lập tức có thể cảm nhận được nhất định là mẹ của bạn mong bạn trở về thăm nhà, bà có thể là đang nhớ bạn, bà cũng có thể là đang nhớ cháu của bà.

Vào lúc này chúng ta thính tư thông biết được, không cần phải đợi người khác mở miệng, liền chủ động đi làm. Người lớn chúng ta không muốn nói ra một cách quá rõ ràng. Bạn chỉ cần ngầm hiểu, đối phương liền cảm thấy bạn cũng rất quan tâm họ, bạn cũng nắm được sự cần thiết của họ.

Cho nên phải biết cách nghe mà hiểu được lời nói của người khác, cũng phải nên nghe hiểu được những tình ý sâu xa đằng sau lời nói. Đây đều cần có kinh nghiệm để tích lũy. Cho nên, bạn mỗi ngày nhìn thấy được rõ ràng, nghe rõ được, cũng là đang trưởng dưỡng học vấn cho bạn.

Tục ngữ nói: Chúng ta đã đi nghìn nghìn dặm đường. Đây là đang suy xét công phu của bạn. 

Thứ ba là sắc tư ôn. Sắc chính là chỉ sự biểu cảm ra bên ngoài thông qua sắc mặt. Nét mặt biểu cảm của chúng ta nhất định phải hiển lộ ra trạng thái rất ôn hòa.

Bởi vì giữa con người với nhau, nhìn thấy nhau trực tiếp nhất chính là gương mặt của bạn phải không?

Giả như gương mặt của bạn rất tệ, thì trong vô hình chung cách đối đãi với người của bạn, mối quan hệ giữa người với người liền sẽ xuất hiện một cái hố ngăn cách. Chúng ta nhìn thấy có rất nhiều bằng hữu hễ bắt đầu nói chuyện với người khác, lập tức chân mày liền chau trở lại.

Khi bạn cùng nói chuyện với một người bạn mà chân mày của người ta cứ chau lại thì bạn sẽ có cảm giác gì?

Sẽ cảm thấy hình như rất căng thẳng. Vì vậy, phải thường hay quan sát đến biểu cảm của mình khi nói chuyện có làm cho người ta hiểu lầm hay không, có phải là tạo áp lực cho người khác hay không. Nếu như biểu cảm gương mặt của bạn đều buông lỏng, thì người ta nói chuyện với bạn cũng sẽ cảm thấy rất thoải mái. Cho nên sắc tư ôn.

Thường hay nghe thấy một số bằng hữu nói chuyện với bạn bè: Tôi nhìn thấy người đó không vừa mắt. Kỳ thật, cũng chưa nói chuyện với người ta được một câu nào, vậy mà họ lại nói không vừa mắt.

Vì sao vậy?

Có thể là do biểu cảm chưa được tốt, đã khiến cho người ta có cách nghĩ khác. Cho nên phải sắc tư ôn. Vì vậy, lúc bình thường soi gương nên tươi cười, luyện tập vẻ mặt tươi cười, cười một cách tự nhiên sáng lạn, không nên tạo ra sự trở ngại vô hình giữa con người với nhau.

Thứ tư là Mạo tư cung. Chữ mạo này ngoài gương mặt ra thì toàn bộ sự nói năng hình thể của bạn phải khiến cho người ta cảm thấy có sự cung kính và khiêm bi.

Cái này thì không giả được. Cho nên có những lúc khi chúng ta giao thiệp qua lại với một số bạn bè, thường hay nhìn thấy họ rót một ly nước mà rót được một cách rất tự nhiên, rót được một cách thuần thạo, đây rõ ràng là lúc bình thường trong việc làm người xử sự đều có thái độ như vậy.

Bạn không nên xem thường một động tác gắp thức ăn. Bình thường nếu không biết gắp cho ai, khi muốn gắp thì gắp cũng không được, hễ gắp thì tay chân vụng về. Đó cũng vì trong lúc bình thường không có sự quan tâm chăm sóc người khác, hoặc là thái độ có thể lập tức làm được.

Cho nên, chỉ mỗi một việc rót nước thì có thể nhìn được trong đó sự tu dưỡng của họ là ở đâu. Thời thời khắc khắc chúng ta có thể nhắc nhở chính mình, toàn bộ phải từ nội tâm đem sự cung kính mà bộc phát ra bên ngoài khi đối đãi với người khác. Đây gọi là mạo tư cung.

Thứ năm là ngôn tư trung. Chúng ta nói ngôn trung tín, lời nói tuyệt đối không thiên vị, không sai lệch, nhất định phải đại công vô tư, đây là ngôn tư trung. Chỉ phần này thôi chúng tôi đã dùng hết mấy tiết để giảng.

Thứ sáu là sự tư kính. Đối với những việc đã nhận lời người khác thì phải lễ độ cung kính mà làm cho được.

Có câu: Nhận sự ủy thác của người, phải hết lòng với việc của họ, nhất định phải thực hiện lời hứa của mình.

Thứ bảy là nghi tư vấn. Người có hoài nghi thì phải hỏi. Vừa rồi chúng ta cũng có nói đến, phải nên làm cho rõ ràng mọi sự việc.

Thứ tám là phẫn tư nan. Khi phẫn nộ thì phải suy nghĩ đến việc một khi đã phát ra thì không thể thu lại, cứu vãn không được nữa. Cho nên đối với tính khí xấu của chính mình cũng phải đối trị cho tốt.

Thứ chín là kiến đắc tư nghĩa. Trước khi bạn muốn lấy được một thứ gì đó thì nhất định phải suy nghĩ đến nó có hợp với đạo nghĩa hay không, có hợp với luật pháp hay không.

Cũng có câu: Quân tử thích tiền tài lấy dùng theo đạo lý. Đặc biệt là hiện nay sự dụ hoặc quá lớn, bạn phải nắm cho được nguyên tắc nên làm. Giả như lần đầu tiên bạn đã không kiên trì theo nguyên tắc, thì sẽ có một, có hai. Vô tam bất thành lễ nghĩa. Bạn chỉ cần không giữ được sự thanh liêm trong lần đầu tiên, bạn có thể sẽ mắc sai lầm cả đời.

Rất nhiều người thường nói: Nhân tại giang hồ thân bất do kỷ.

Tôi không nói công việc này người ta sẽ gạt bỏ tôi ra, như thế không phải là tôi làm không được nữa rồi sao?

Nghe ra thì có đạo lý hay không?

Con người không hiểu rõ đạo lý, lúc nào cũng bị hoàn cảnh cuốn xoay. Khi bạn có thể giữ vững được nguyên tắc của bạn, giữ vững được thái độ của bạn, sau khi từ bỏ công việc, bởi vì bạn là người có đức hạnh, phước phần của bạn sẽ càng lớn hơn, đến lúc thì cơ hội công việc tốt hơn cho bạn sẽ xuất hiện.

Xã hội hiện tại này rất khó tìm được người thật sự có đức hạnh, khó tìm được người làm việc thật sự có quyết đoán, cho nên tất nhiên sẽ có hậu phúc đến với bạn. Con người xả không được cái lợi ở trước mắt thì sẽ có quyết định sai lầm. Cho nên, kiến đắc tư nghĩa rất quan trọng.

Đây là cửu tư của người quân tử. Chữ tư này hàm chứa ý nghĩa luôn luôn phản tỉnh, luôn luôn quán chiếu chính mình. Ba chữ có thể khiến bạn nắm được cương lĩnh của văn hóa truyền thống gọi là quân thân sư.

Một đoạn thôi cũng có thể khiến bạn nắm được giáo huấn của Thánh Hiền, gọi là Quân Tử cửu tư. Một quyển Kinh Điển chỉ có khoảng một nghìn không trăm lẻ tám chữ cũng có thể khiến bạn nắm được những giáo huấn của Thánh Hiền, đó là Đệ Tử Quy.

Cuối cùng, xin nói với các vị bằng hữu một thực nghiệm khoa học rất thú vị, một ấn chứng của khoa học. Ở Nhật Bản, có một bầy khỉ sống ở trên một hòn đảo nhỏ. Trên hòn đảo nhỏ này đều là đào được khoai lang thì chỉ phủi phủi lên người của chúng rồi ăn, mấy nghìn năm nay đều là như vậy.

Nhưng có một hôm, có một con khỉ cái đem khoai lang ra bờ sông rửa qua rồi mới ăn. Sau khi rửa xong ăn vào thì cảm thấy ngon hơn, vì không cần phải bỏ đi cát đất. Khi nó làm như vậy thì những con khỉ khác đều đi đến làm giống như nó. Chúng ăn rất là thích thú.

Chỉ có một số ít con khỉ khác thì quyết không đem rửa để ăn, là những con khỉ nào vậy?

Là những con khỉ già cỡ chừng trên hai mươi năm tuổi, chúng chết cũng không chịu đem rửa.

Các vị cười gì vậy?

Kiểu như vậy thì có một chút giống với con người chúng ta không?

Người già thì càng cố chấp. Bởi vì khỉ già đều là có quyền lực, cho nên chúng cảm thấy, chúng giả như cũng đi rửa giống vậy thì địa vị của chúng sẽ bị giảm xuống. Sau đó, những con khỉ liền bắt đầu dùng nước để rửa, khi nước sông cạn hết thì chúng mang ra biển để rửa. Sau khi rửa xong ăn vào thấy lại càng ngon hơn. Kết quả đã xảy ra một hiện tượng rất kỳ lạ.

Khi số lượng khỉ trong đàn khỉ này đem khoai đi rửa vượt hơn một trăm con, vượt qua một số lượng nào đó, thì những con khỉ ở các đảo khác cũng bắt đầu dùng nước để rửa.

Xin hỏi, chúng có gọi điện thoại để thông báo cho nhau hay không?

Không hề có. Chúng cũng chẳng có truyền hình vệ tinh.

Xin hỏi, vì sao mà những con khỉ ở những hòn đảo nhỏ khác cũng bắt đầu dùng nước để rửa?

Là do sóng. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng chú khỉ thứ một trăm. Hiện tượng này cũng đã được ấn chứng trong nhân loại. Trong một phòng thí nghiệm, ví dụ như phòng thí nghiệm Paris nghiên cứu ra được một hợp chất hóa học.

Khi họ vừa nghiên cứu ra thì không muốn cho ai biết, tôi phải đi xin bản quyền. Kết quả rất là lạ, không bao lâu sau đó phòng thí nghiệm ở các nơi khác cũng nghiên cứu ra được.

Bởi vì sóng não vừa động thì liền cảm. Cho nên khi mỗi một người đều có ý niệm không tốt, thì xã hội này sẽ loạn. Khi mỗi một người đều khởi cái tâm muốn thực tiễn giáo dục Thánh Hiền, muốn làm cho bằng được, xã hội này liền bắt đầu chuyển.

Các vị bằng hữu! Không nên xem thường một chút thiện niệm nhỏ của mình, chúng đều có thể ảnh hưởng đến xã hội này.

Các vị bằng hữu! Chúng ta phải lập chí trở thành thế hệ học trò tốt của Thánh Hiền đầu tiên ở Hong Kong, khiến cho những ý niệm thiện này bắt đầu dẫn phát từ tận mỗi một ngõ hẻm ở Hong Kong này.

***