Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

LIỄU PHÀM TỨ HUẤN GIẢNG GIẢI - TẬP MƯỜI MỘT

LIỄU PHÀM TỨ HUẤN

GIẢNG GIẢI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP MƯỜI MỘT
 

Chư vị đồng tu, xin chào mọi người!

Chúng ta tiếp tục nghe đoạn văn phía dưới.

Dĩ thượng sự nhi kiêm hành hạ công, vị vi thất sách, chấp hạ nhi muội thượng, tắc chuyết hỹ.

Đây là thái độ học tập, cũng là vô cùng quan trọng. Người thượng căn tuy là từ trên tâm mà sửa, từ khởi tâm động niệm mà sửa, quyết không thể coi thường trên mặt sự tướng.

Không thể nói: Tâm tôi rất thanh tịnh, nên giới điều không cần phải tuân thủ đây là sai rồi.

Sai ở chỗ nào?

Cho dù bạn có công phu, thì công phu đó của bạn không chân thật?

Tại sao?

Bạn là người có công phu thật sự, nhất định sẽ có tâm từ bi, bạn có từ bi tâm, bạn nhất định sẽ làm một tấm gương tốt, làm một mô phạm tốt cho người khác. Đây là lợi người, cũng chính là tự lợi lợi tha. Cho nên điều này là đúng là chính xác, tức là người thượng căn thời thời khắc khắc luôn chiếu cố đến người hạ căn.

Chúng ta đối với giới điều mà Đức Thế Tôn chế định ra, mỗi điều đều phải tuân thủ. Giới điều mở rộng ra chính là luật pháp của quốc gia, chúng ta nhất định phải tuân thủ. Trì giới, nói rộng ra chính là tuân thủ pháp luật. Trong Giới Kinh đại thừa, Phật nói rất rõ ràng, rất minh bạch.

Trong Kinh Phạm Võng, Phật nói với chúng ta: Bồ Tát nhất định phải tuân thủ bất báng quốc chủ không nói xấu lãnh đạo, quốc chủ là người lãnh đạo quốc gia, quyết định là không được hủy báng.

Trong Kinh Anh Lạc Bồ Tát Giới Kinh nói: Bất lậu quốc thuế không trốn thuế nhà nước. Từ xưa đến nay, trong nước ngoài nước, nhân dân đối với quốc gia có nghĩa vụ nộp thuế, không thể trốn thuế, những điều giống như vậy đều thuộc về trì giới. Quy định, Pháp lệnh và hiến chương của đất nước, đây là hữu hình. Còn vô hình chính là quan niệm đạo đức, tập quán phong tục, đều phải tuân thủ.

Trong xã hội hiện đại, do giao thông tiện lợi, thông tin phát triển, nên chúng ta thường có cơ hội ra nước ngoài du lịch. Đến quốc gia khác, pháp luật của họ cùng với Trung Quốc không giống nhau, phong tục tập quán cũng không giống Trung Quốc, nên nhập gia phải tùy tục.

Đến quốc gia khác, nhất định phải tuân thủ pháp lệnh hiến chương của họ, tuân thủ phong tục tập quán của họ, đó đều là trì giới. Cho nên, giới luật bao hàm những vấn đề rộng lớn vô biên, chúng ta phải hiểu được.

Nếu như chấp hạ mà bỏ thượng, chấp trước vào những quy tắc pháp lệnh, ý nói: Chúng ta mỗi điều đều luôn tuân thủ nghiêm ngặt nhưng không rõ lý, cũng là nói, chúng ta không hiểu được phải từ trên tâm mà sửa, phương pháp sửa này rất vụng về, không phải là cách của người thông minh. Tuy nhiên, đó cũng là một cách hay. Có thể tuân thủ được như thế, nhìn chung lỗi lầm sẽ ít hơn.

Tuy lỗi lầm không thể tránh miễn được, nhưng có thể giảm đi rất nhiều. Cho nên, ông nói với chúng ta sửa lỗi phải có ba tâm, cũng có ba bậc công phu không đồng, điều này nói được rất rõ ràng, rất minh bạch.

Đoạn phía sau nói về hiệu nghiệm của việc sửa lỗi. Sau khi sửa lỗi cảnh giới trước mắt sẽ như thế nào. Cũng chính là nói, chúng ta xem thấy hiệu quả như thế nào, thành tích ra sao.

Mời xem đoạn văn này: Cố phát nguyện cải quá, minh tu lương bằng đề tỉnh, u tu quỷ thần chứng minh, nhất tâm sám hối, trú dạ bất giải.

Cố, từ này dùng cách nói hiện nay mà nói, chính là ý nghĩa tuy nhiên, nhưng mà. Tuy rằng, tuy là đã phát nguyện sửa lỗi, nhưng cần phải có sự giúp đỡ. Minh, là minh hiển, rõ ràng. Cần có lương bằng đề tỉnh, tức là cần có bạn bè tốt chân thật, thời thời khắc khắc để nhắc nhở bạn.

Tại sao?

Phàm phu vọng tưởng nhiều, chớp mắt đã quên hết.

Chư vị hãy thử nghĩ xem, nếu như có một người luôn ở trước mặt bạn, là bạn tốt của bạn, thường thường đề tỉnh cho bạn, bạn có cảm thấy anh ta ồn ào, phiền phức không?

Chân thật là có, đích thực là bạn sẽ ngại anh ta ồn ào, ngại anh ta phiền toái. Cho nên, giáo học của nhà Phật, chúng ta không thể không bội phục Thích Ca Mâu Ni Phật thông minh trí huệ.

Phật dùng phương pháp gì?

Phương pháp này chính là trường học hiện tại gọi là công cụ giáo học. Phật dùng danh hiệu, dùng nghệ thuật này, thời thời khắc khắc đề tỉnh bạn. Danh hiệu, thí như Thích Ca Mâu Ni Phật cái danh hiệu này, đây không phải là tên của Phật. Tên gốc của Ngài, trên Kinh Điển ghi lại gọi là Tất Đạt Đa.

Nhưng Ngài quen dùng cái danh hiệu này, cái danh hiệu này đề tỉnh chúng ta. Tuy nhiên những Cổ Nhân dịch Kinh thời xưa, phiên chữ Thích Ca Mâu Ni Phật hoàn toàn dùng âm tiếng phạn, không dịch ra ý nghĩa của nó. Người hiện đại chúng ta nghe đến danh hiệu này thì mù mờ, không hiểu được ý nghĩa của nó.

Cổ Nhân hiểu được, thời xưa người giảng Kinh nhiều, người dạy học nhiều. Vì thế thông thường Tự Viện đều là trường học, Pháp Sư xuất gia là thầy giáo, họ ngày ngày ở đây tự mình nghiên cứu, giảng dạy cho đại chúng, Tự Viện là trường học, cho nên mọi người lúc đó hiểu được.

Thích Ca, ý nghĩa của nó là nhân từ. Chúng ta đối người tiếp vật thiếu mất nhân từ, thường thường nghĩ đến tự tư tự lợi, tổn người lợi mình, đều là khởi loại ý niệm này, làm những sự việc này, đây là sai rồi.

Cho nên, Phật dùng danh hiệu Thích Ca, nghe đến danh xưng này, chúng ta đối người phải nhân từ, phải có thể làm được xả kỉ vị nhân.

Mâu Ni, ý nghĩa của hai chữ này là thanh tịnh. Đối với bản thân phải thanh tịnh, đối với người khác phải nhân từ, dùng cái danh hiệu này thường thường đề tỉnh bản thân. Bản thân chúng ta niệm danh hiệu này để đề tỉnh bản thân, nghe người khác niệm danh hiệu này cũng là để nhắc nhở bản thân.

Trong gia đình mình có một Niệm Phật Đường nhỏ, hoặc là có một phòng khách, trong phòng khách chúng ta cúng dường một tôn Tượng Phật, viết danh hiệu Phật lên hai bên, giống như một cặp đối liên vậy. Cái này chính là Tràng Phan mà mọi người xem thấy trong các Tự Viện, phía trên tấm phan đều là danh hiệu của Phật, Bồ Tát.

Dùng để làm gì?

Để đề tỉnh bản thân. Trong nhà Phật dùng phương pháp này. Tượng Phật, tượng Bồ Tát, cũng là để nhắc nhở chúng ta, khiến chúng ta vừa nhìn thấy liền hiểu được ý nghĩa đại biểu cho chúng. Thích Ca Mâu Ni Phật đại biểu cho từ bi, thanh tịnh.

Ở Trung Quốc thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát rất nhiều rất nhiều, Quán Thế Âm Bồ Tát đại biểu cho từ bi, đại từ đại bi. Đại từ đại bi dùng từ hiện tại của chúng ta mà nói, là tâm yêu thương vô điều kiện, ái hộ nhất thiết chúng sanh. Chúng sanh có khổ nạn, vô điều kiện, toàn tâm toàn lực mà giúp đỡ họ, đây là Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nhìn thấy tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát, liền nghĩ đến: Mình đối với tất cả chúng sanh phải từ bi, từ bi vô điều kiện, thì cũng giống như Quán Thế Âm Bồ Tát không khác, giúp đỡ tất cả chúng sanh. Thì Quán Thế Âm Bồ Tát chính là ta. Đề tỉnh ta, dùng cái danh hiệu này để đề tỉnh ta, ta phải bắt chước Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng ta phải học tập Quán Thế Âm Bồ Tát, là ý nghĩa này. Cho nên cúng dường Tượng Phật công đức rất lớn.

Lớn tại chỗ nào?

Thường thường đề tỉnh bạn. Thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát là đại biểu cho hiếu, hiếu thân. Địa là đại địa, Tạng là bảo tàng. Con người chúng ta sống trên quả địa cầu này, không thể li khai khỏi đại địa. Y phục, ẩm thực, chỗ cư trụ của chúng ta đều dựa vào sự cúng dường của đại địa.

Trên đất, bất kể là sống tại đâu, năm loại lương thực mà cuộc sống thường nhật của chúng ta cần, đều là bảo tàng của đất sanh ra. Dưới đất, tài nguyên vô cùng phong phú, vàng bạc châu báu để cúng dường cho nhu cầu sống của chúng ta.

Phật dùng từ địa, đại biểu cho tâm địa của chúng ta. Tạng, trong chân tâm, tâm địa của chúng ta có vô lượng trí huệ, có năng lực vô lượng, đức chính là năng lực, có vô lượng tướng hảo, chúng ta cần phải khai thác.

Dùng phương pháp gì để khai thác?

Dùng hiếu thân tôn sư, chính là hiếu đạo cùng sư đạo. Địa Tạng Bổn Nguyện Kinh chính là nói về hiếu đạo và sư đạo, dùng cách này để khai thác. 

Cho nên chúng ta nhìn thấy tượng của Địa Tạng Bồ Tát, nghe được danh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát, chúng ta liền hiểu được hiếu thân tôn sư, chúng thời thời khắc khắc đề tỉnh chúng ta. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đề tỉnh cho chúng ta trí huệ, phải cầu trí huệ. Phổ Hiền Bồ Tát đề tỉnh chúng ta, phải chân thật áp dụng vào trong đời sống sinh hoạt.

Giống như nhân từ, thanh tịnh của Phật Thích Ca, từ bi của Quán Âm, hiếu kính của Địa Tạng, trí huệ của Văn Thù, mỗi mỗi đều phải chân thật áp dụng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, áp dụng trong công việc, áp dụng trong xử sự, đối người, tiếp vật, đó gọi là Phổ Hiền.

Giáo Học trong nhà Phật, bạn nói có kì diệu hay không. Cho nên, hình tượng của tất cả Phật, Bồ Tát trong Phật Giáo. Tất cả các hình tượng thần minh này, mỗi mỗi đều là giáo học, đều là biểu pháp, tuyệt đối không phải là mê tín, tuyệt đối không được đem họ làm thần minh để cúng bái, đó là bạn sai lầm lớn rồi. Dùng phương pháp này để đề tỉnh chúng ta.

Nếu như có một người bên cạnh ngày ngày đề tỉnh chúng ta. Chúng ta có thể sẽ thấy họ phiền phức, sẽ chán ghét họ, thậm chí có thể oán hận họ. Nhưng nếu dùng những vật phẩm nghệ thuật để ở bên cạnh bạn, có thể khiến bạn vui vẻ, lại có thể nhắc nhở bạn, bạn nói xem tốt biết bao nhiêu.

Lần trước, tôi đi thăm đài truyền hình Phụng Hoàng, gặp được Thường tiên sinh, trong phòng của ông bài trí rất nhiều tượng của Di Lặc Bồ Tát. Tôi xem thấy, ông ấy có điểm giống Di Lặc Bồ Tát, bụng to, người mập mạp. Di Lặc Bồ Tát đại biểu cho hoan hỷ tâm.

Nhà Phật thường nói: Bình đẳng, từ bi sanh bình đẳng tâm, thành hỉ duyệt tướng. Chúng ta xử sự đối người tiếp vật, tâm phải bình đẳng, vẻ mặt phải đoan trang, phải hoan hỷ. Điều này dạy cho ta làm thế nào để cư xử với mọi người, hoàn toàn là biểu pháp. Pháp danh của người xuất gia chúng ta cũng không ngoại lệ.

Tôi xuất gia, Sư Phụ đặt cho tôi một cái tên gọi là Tịnh Không, tôi rất hoan hỷ.

Người khác một khi nói đến cái tên này, tôi liền nghĩ: Tôi có thanh tịnh hay không, tôi có buông xả không?

Buông xả thì là không rồi.

Nói ra danh hiệu này, tôi liền nghĩ: Tôi đã làm được chưa, phẩm cách có được như tên gọi hay không?

Nếu như tên gọi cùng phẩm chất chân thật không tương xứng, chúng ta phải sanh tâm hổ thẹn, chúng ta có lỗi với tên gọi đó. 

Cho nên, danh hiệu của Phật vô lượng vô biên, đại biểu cho tu đức của chúng ta. Tánh đức, chúng ta là phàm phu, chúng ta bị mê hoặc mất tự tánh, cho nên tánh đức không hiển lộ được, cần phải dựa vào tu đức. Tu đức có công phu, thì tánh đức liền hiện tiền, là ý nghĩa như vậy.

Phật Giáo không chỉ là danh tự, tạo tượng nghệ thuật cũng là một cách biểu pháp, cho nên tất cả cách thức, không cách nào không phải là biểu pháp, ngay cả kiến trúc cũng không ngoại lệ.

Các bạn nếu như chú ý sẽ thấy, khi các bạn vào trong các Chùa Miếu nhà Phật, bạn xem thấy chánh điện thờ Thích Ca Mâu Ni Phật được gọi là Đại Hùng Bảo Điện, bạn xem kiến trúc của nó, bên ngoài xem thấy có hai tầng, bên trong là một tầng, đều là để đề tỉnh chúng ta.

Bên ngoài hai tầng dạy chúng ta phải biết tùy tục, Phật Pháp tại thế gian, bất hoại thế gian pháp. Bên trong thì cần phải bình đẳng, nên bên trong không thể có hai kiểu. Bên ngoài có thể không bình đẳng, bên trong quyết định phải bình đẳng. Bên ngoài bình đẳng, thì trật tự xã hội sẽ bị phá hoại.

Bên ngoài nhất định có tôn ti, có cha con, có huynh đệ, có già trẻ. Đó là có trật tự. Không thể đem trật tự này phá hoại được. Hai tầng bên ngoài biểu thị cho trật tự xã hội, quyết định phải tuân thủ, bên trong quyết định phải bình đẳng. Ý nghĩa vô cùng hay. Đồ vật cúng đều là biểu pháp.

Chúng ta trước Phật thắp hương, hương là tượng trưng cho cái gì?

Trong bài tán hương giới định chân hương. Chân hương không phải chỉ cho hương mà bạn thắp, nhìn thấy hương đó liền phải biết: Ta phải tu giới, phải tu định, phải tu huệ. Giới định huệ là hương trong chân tâm tự tánh của ta. Dạy bạn khi nghe đến hương, nhìn thấy hương, thì phải nghĩ đến ta phải tu giới định huệ, ta phải đoạn tham sân si, không có điều gì không phải là đề tỉnh chúng ta.

Đồ cúng dường cho Phật, quan trọng nhất và đơn giản nhất là cúng dường một li nước. Những thứ khác như hoa hương, thứ gì cũng không có, hương không thắp cũng không sao, nhưng nước thì nhất định phải cúng một li.

Nước tượng trưng cho cái gì?

Nước tượng cho tâm.

Nhìn đến li nước, Tâm của ta có thanh tịnh như nước, một trần không nhiễm hay không?

Cho nên nước đại biểu cho thanh tịnh, bình đẳng, phải nắm được ý nghĩa này. Li nước đó không phải cúng dường cho Phật uống, mà là để cho mọi người chúng ta xem, nhìn đến li nước này, tâm của ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, dùng cái phương pháp này để đề tỉnh chúng ta.

Không cái gì không phải là đau họng nhọc lòng nghĩ ra phương cách để dạy chúng ta, chúng ta mới thể hội được Phật đối với chúng ta, ân đức lớn lao như vậy, sắp đặt chu đáo như vậy, không thể không bội phục đến năm vóc sát đất.

Nào có phải mê tín chứ?

Chư vị phải ghi nhớ, nước dùng để cúng Phật không thể dùng nước trà, trà có màu sắc, như vậy thì không thanh tịnh, biểu thị trong tâm có ô nhiễm, cho nên phải cúng nước trong.

Nước trong này là dùng nước tự nhiên hoặc là nước sôi, cái đó không quan trọng, chỉ cần nước đó thanh sạch, không có thứ gì không tinh sạch bên trong, như vậy là được rồi, bạn phải hiểu được ý nghĩa biểu pháp của nó.

Cũng chính là Minh tu lương bằng đề tỉnh, cần có bạn tốt nhắc nhở. Thời thời khắc khắc phải đề tỉnh chúng ta, chỉ cần một khắc không đề tỉnh, chúng ta liền sẽ bị mê mất, liền làm ra việc sai trái, liền hồ đồ mất.

Cho nên cách thực thi trong giáo học nhà Phật, chân thật là rất hay. Chúng ta đến nửa sau thế kỉ hai mươi, tức sau đại chiến thứ hai, chúng ta mới thường thường nghe đến nghệ thuật, thậm chí đấu tranh cho nghệ thuật, có khẩu hiệu nghệ thuật hóa.

Chúng ta nghĩ đến, Phật mấy ngàn năm trước dạy học, đều thâm nhập đến nghệ thuật, dùng phương pháp nghệ thuật để dạy học.

U tu quỷ thần chứng minh. Quỷ thần chứng minh là cảm ứng. Sự việc cảm ứng thì quá nhiều quá nhiều, tôi trong đời này đã đích thân thể nghiệm qua, các bạn đồng tu cũng đem cảm ứng của họ nói với chúng tôi, việc này rất phong phú. Tu học Phật Pháp chính là học làm người tốt, học làm một người minh bạch, vẫn là phải có thiện căn, phước đức, nhân duyên.

Bạn nếu như không có đủ ba điều kiện trên, bạn trong đời này không có duyên gặp được, còn gọi là không có cơ hội gặp được. Bạn có cơ hội gặp được, chứng minh bạn trong đời quá khứ có thiện căn, có phước đức, có nhân duyên.

Trước đây, khi tôi ở tại Mỹ Quốc, Hội Phật Giáo đó của chúng tôi tại Dallas có một vị hội trưởng là cư sĩ Thái Văn Hùng, ông ấy nói với tôi nhân duyên ông ấy học Phật.

Họ lớn lên ở nước ngoài, là Hoa Kiều, đối với Phật Pháp không tin tưởng. Năm phụ thân ông qua đời, ông về Đài Loan lo tang lễ cho cha ông, tiễn đưa cha ông.

Lúc cha ông lâm chung, ông nằm trên giường, ông nhìn thấy một Tượng Phật, Tượng Phật này ở bên trong một cửa sổ, cái cửa sổ đó giống như một cái bàn thờ, Tượng Phật ở trong đó. Ông nói ông chí ít cũng xem thấy hết mười lăm phút đồng hồ, thời gian dài như vậy, quyết định không thể là nhìn nhầm được.

Điều đó cho ông ấn tượng sâu sắc, ông cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Ông hỏi người khác, người khác xem không thấy gì cả. Tín tâm học Phật của ông ấy, là bắt đầu từ đây, đây là Phật đến độ ông. Về sau, ông làm ăn buôn bán, khi kiếm được tiền ông đến cửa hàng đồ cổ, ông rất thích mua đồ cổ.

Trong cửa hàng đồ cổ, ông nhìn thấy một tôn Tượng Phật, được điêu khắc bằng đá, tôn Tượng Phật này giống như ông nhìn thấy, chính là cái Tượng Phật trên cửa sổ vào ngày thân phụ ông ra đi, ông lập tức mua về.

Đó là ông mua tại Trung Quốc, sau khi mua, ông mang đến Mỹ quốc. Đầu tiên là ông thờ cúng tại nhà, về sau mới đem cái sự việc này nói với tôi, tôi liền đi xem.

Tôi xem xong cũng rất hoan hỷ, tôi khuyên ông đem tượng này đến thờ cúng tại Đạo tràng, bởi vì ông là hội trưởng của Đạo tràng, hội Phật Giáo Dallas, hiện tại tôn tượng này vẫn được thờ cúng tại Đạo tràng đó. Đây là ông ta nói ra nhân duyên học Phật của ông.

Ông lại còn kể cho tôi một sự việc rất không thể nghĩ bàn. Ông nói, có một lần ông cùng với một vài người bạn đến Cựu Kim Sơn San Francisco. Và đến một thị trấn nhỏ bên ngoài Cựu Kim Sơn, khi quay về Cựu Kim Sơn. Lúc lái xe, ông đi nhầm đường, khi xe chạy đến một tiểu trấn nhỏ, xác thực là cái tiểu trấn này ông chưa bao giờ đi qua.

Khi xe gần đến tiểu trấn, ông đột nhiên cảm thấy cái tiểu trấn này rất quen thuộc, là ông đã từng ở đây, ông có thể nhớ lại ngay tức khắc, trạng huống đường sá ở đây, kiến trúc ở đây, nói cho những người đi cùng xe nghe. Sau đó xe của họ đi tới, cùng với những gì ông nói hoàn toàn giống nhau. Ông vô cùng kinh ngạc, cái sự việc này, nhiều năm trôi qua, ông vẫn không tìm ra đáp án.

Khi gặp tôi, ông hỏi tôi: Thưa Pháp Sư, đây rốt cuộc là nhân duyên gì vậy?

Tôi nói: Từ chỗ này xem thấy, đại khái đời trước ông ở tại thành phố này. Đời trước ông ở tại cái thành phố này, hơn nữa thời gian ở đó cũng tương đối lâu, nếu không, ông không thể nào biết được trạng huống của cái thị trấn này. Ông suy nghĩ một lát, cảm thấy có đạo lý.

Rất có khả năng đời trước ông ấy làm thợ mỏ ở tại Cựu Kim Sơn San Francisco, đại khái là người Trung Quốc làm thợ mỏ, sẽ sinh sống tại nơi này, chết cũng ở tại nơi này. Vẫn là suy đoán không sai, không làm điều gì xấu, đời này lại được thân người, làm ăn cũng rất tốt, lại được học Phật. Chứng thực là nghiệp nhân đời trước.

Sự việc tương tự như vậy, tôi gặp được rất nhiều rất nhiều, bản thân tôi cũng có một vài lần. Đến một khu vực ở nước ngoài, từ trước đến nay chưa hề đến, vừa mới tới đột nhiên cảm thấy nơi đây rất quen thuộc, hoàn cảnh nơi đây không xa lạ gì. Nếu như không có đời trước, những điều này cái gì cũng giảng không thông.

Bạn cho đó là linh cảm bất chợt, vậy tại sao linh cảm này không có với những nơi khác, nhất định là tại nơi này. Do đây có thể biết, người nhất định có đời quá khứ. Đã có đời quá khứ thì khẳng định có đời vị lai, nhân quả thông ba đời. Cho nên, đây là cần quỷ thần đến giúp chúng ta.

Nhất tâm sám hối, trú dạ bất giải. Đây là công phu. Sám hối là sửa sai. Chúng ta niệm niệm đều có lỗi lầm, một niệm bất giác liền mê, mê thì sai sót. Cho nên, nhất định phải thời thời khắc khắc đề tỉnh, ngày đêm không thể gián đoạn.

Cho nên có người hỏi tôi: Chúng tôi ở tại gia, trong phòng ngủ có thể cúng dường Tượng Phật hay không?

Có một số Pháp Sư nói là: Trong phòng ngủ mà thờ Tượng Phật, đó là đại bất kính. Câu nói này chỉ đúng một nửa, không phải là hoàn toàn đúng.

Làm sao lại đúng một nửa?

Bạn không phải người tu hành, bạn không chịu chân thật sửa đổi làm mới, bạn đem Tượng Phật thờ trong phòng ngủ, đây là bất kính, đây là có tội. Nếu như bạn là người chân chánh tu hành, sáng tối không gián đoạn muốn có người đề tỉnh mình, nếu trong phòng ngủ không có Tượng Phật, thì bạn sẽ quên mất, sẽ mê mất đi.

Vậy ta có thể thờ hay không?

Nên thờ. Cho nên đối với người chân thật tu hành mà nói, kính hay không kính là chuyện nhỏ, mà thường đề tỉnh bản thân giác ngộ mới là chuyện lớn. Ta chân chánh giác ngộ, đó chính là cung kính. Ta mê hoặc, đó chính là đại bất kính. Cái sự việc này, tóm lại cần phải thông tình đạt lý.

Nếu như chỉ chấp trước trên giáo điều, sẽ giảng không được thông, đối với người chân thật hạ quyết tâm sửa đổi làm mới, cần phải bắt chước cách làm của Phật Bồ Tát, cần phải học tập Phật Bồ Tát, bất cứ chỗ nào cũng có thể thờ Phật. Người đồng với tâm ấy, tâm cùng với đạo lý ấy, tóm lại đều phải biết.

Vấn đề là chúng ta có thật sự làm hay không?

Có thật sự học hay không?

Phía sau, đây là đưa ra một thời gian ước định để làm chứng.

Kinh nhất thất nhị thất, dĩ chí nhất nguyệt nhị nguyệt tam nguyệt. Qua một thất, tức bảy ngày, trải qua bảy ngày. Hoặc là hai thất, mười bốn ngày, cho đến một tháng, hai tháng, ba tháng.

Tất hữu hiệu nghiệm. Nếu như chân thật có thể kiên trì, thì sẽ có cảm ứng.

Cảm ứng những gì?

Phía dưới ông có liệt kê ra một vài ví dụ nới với chúng ta. Nghiệp chướng của chúng ta tiêu trừ, tội lỗi của chúng ta tiêu trừ, thì sẽ có dự báo, là dự báo tốt. Dưới đây cử ra vài ví dụ.

Hoặc giác tâm thần điềm khoáng. Trước đây, trong tâm luôn không vui, luôn là chán nản buồn bực, hiện tại trong lòng khoan khoái, luôn luôn vui vẻ, không giống trước kia. Đây là cảm ứng, đây là hiệu quả.

Hoặc giác trí huệ thuần khai. Trước đây xử sự đối người tiếp vật đều là cảm thấy bản thân rất hồ đồ, lẫn lộn, không có trí huệ. Hiện tại trải qua một thời gian đoạn ác tu thiện, sau một thời gian tu trì, cảm thấy bản thân hiện tại có trí huệ, xử sự đối người tiếp vật không còn sai quấy nữa, có trí tuệ, rất rõ ràng, rất minh bạch, đây đều là hiệu quả.

Hoặc xử nhũng đạp nhi xúc niệm giai thông. Nhũng đạp là công việc bận rộn. Lúc trước công việc bận rộn, bản thân cảm thấy rất chán nản, rất mệt mỏi, không vực dậy được tinh thần, nơi nơi đều có chướng ngại.

Hiện tại, sau khi đã trải qua tu trì như vậy, sau khi đoạn ác sửa lỗi, bây giờ xử lý những việc phức tạp cùng với trước không giống nhau, cảm thấy mọi thứ đều rất thuận lợi.

Sự việc có phiền phức hơn, công việc có bận rộn hơn, đều cảm thấy có đầu mối, có hướng giải quyết, nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, không cảm thấy phức tạp nữa, cũng không cảm thấy mỏi mệt, chán nản nữa.

Hoặc ngộ oán cừu nhi hồi sân tác hỉ. Công phu này thật không dễ dàng. Oan gia đối đầu, nếu là lúc trước nhìn thấy người đó thì sẽ chán ghét, oán hận, tóm lại có thể mắng ông ta vài câu. 

Hiện tại nhìn thấy những oan gia đó, không chỉ không mắng chửi mà còn rất hoan hỷ, vẫn hành lễ với người đó, dùng thiện tâm, dùng lễ tiết để đối đãi. Đây đều là dự báo tốt lành, đây là từ trên người trên sự mà nói.

Phía sau, đây là nói cảnh giới trong mộng của bạn, cùng với trước đây không giống nhau. Trước kia không có tu hành nên thường hay gặp ác mộng, điều này bản thân tôi có kinh nghiệm. Tôi trước khi học Phật gặp ác mộng rất nhiều, thường thường giật mình tỉnh lại trong mộng.

Sau khi học Phật, trong mười năm đầu vẫn còn gặp ác mộng, sau mười năm thì ác mộng không còn nữa. Đây đều là dự báo tốt, đều là cảm ứng tốt.

Hoặc mộng thổ hắc vật. Trong mộng thổ ra thứ có màu đen. Hắc là đồ dơ, đây là ví dụ. Hoặc mộng Vãng Thánh Tiên Hiền. Bởi vì thường thường giảng Kinh, cho nên tôi mộng thấy Phật Bồ Tát giảng Kinh, tôi tham dự trong Pháp Hội giảng Kinh đó. Đề huề tiếp dẫn. Phật Bồ Tát trong mộng thuyết pháp cho bạn, giúp đỡ bạn, dạy dỗ bạn, đây đều là một loại.

Phía sau lại cử ra một loại: Hoặc mộng phi bộ thái hư. Đây là giấc mộng tốt, khi nằm mộng thấy bay lên, bay lên trên hư không, đạp gió cưỡi mây. Hoặc mộng tràng phan bảo cái. Nằm mộng đến Thiên Cung, đến Cõi Phật, đây đều là sự việc vô cùng tốt đẹp. Chủng chủng thắng sự. Sự việc thù thắng.

Đây đều là dự báo: Giai quá tiêu tội diệt chi tượng dã. Chỉ có những hiện tượng này. Tội nghiệp của chúng ta, từ trước đến nay không phải hoàn toàn đã tiêu trừ, mà chỉ tiêu trừ một phần, thì những hiện tượng này hiện tiền. Những hiện tượng tốt hiện tiền, ngàn vạn lần nên ghi nhớ.

Nhiên bất đắc chấp thử tự cao, họa nhi bất tiến. Đáng sợ nhất là cái này. Cho nên, dù cho rất nhiều tướng tốt hiện tiền, đối với người chân chánh dụng công, thì thấy mà như không thấy, bất tất phải nói với người khác, không nên khoe khoang thành tích của mình, đây thì hoàn toàn sai rồi.

Phải ghi nhớ lời Phật dạy trên Kinh: Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, không để trong tâm, bản thân vẫn một lòng sám hối như cũ, vẫn như trước ngày đêm không gián đoạn, công phu của chúng ta mới có thể tiến bộ.

Nếu như có những cảnh giới đó hiện tiền, bản thân tự cho là mình giỏi, bản thân tự cho mình cao hơn người khác, tâm cống cao ngã mạn sanh khởi lên, mà không thể đề tỉnh, bạn ngay lập tức bị đọa lạc, đây là sai lầm, đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng.

Hoạch nhi bất tiến. Hoạch là ngừng lại, tại đây, hoạch là nói không thể tiến hơn được nữa, điều này thật đáng tiếc. Cho nên, những cảnh giới thù thắng hiện ra trước mắt, cũng coi như không có gì. Về sau dù cảm thấy bản thân trí huệ khai mở, cũng vẫn coi như chưa khai mở, đây là tốt, chúng ta mới có thể có tiến bộ.

 Liễu Phàm Tiên Sinh nói một đoạn dài như vậy, phía sau mới cử ra ví dụ, đưa ra các ví dụ về việc sửa lỗi của người xưa, để khuyên dạy con ông. 

Tích Cừ Bá Ngọc đương nhị thập tuế thời, dĩ giác tiền nhật chi phi nhi tận cải chi hĩ. Cừ Bá Ngọc là quan đại phu của nước Vệ thời đại Xuân Thu, ông sửa sai làm mới rất có hiệu quả, trên lịch sử lưu lại tấm gương cho hậu thế.

Đây là người mà cũng là Thánh Hiền Nhân, hai mươi tuổi, khi còn rất trẻ, ông đã biết tầm quan trọng của việc cải lỗi làm mới, đoạn ác tu thiện, nên đã chân thành, nỗ lực làm.

Chí nhị thập nhất tuế, nãi tri tiền chi sở cải vị tận dã. Tuy rằng ông ngày ngày sửa sai, chân thành nỗ lực mà sửa đổi, sửa được một năm, cảm thấy lỗi lầm trong năm này của mình vẫn chưa sửa được triệt để, chưa được rốt ráo.

Cập nhị thập nhị tuế, hồi thị nhị thập nhất tuế, do tại mộng trung. Năm này kiểm điểm lại năm trước.

Tuế phục nhất tuế, đệ đệ cải chi, hánh niên ngũ thập, nhi do tri tứ thập cửu chi phi. Đến năm bản thân ông năm mươi tuổi, quay đầu phản tỉnh tỉ mỉ lại những việc năm ngoái, tức năm ông bốn mươi chín tuổi ông đã làm, thấy vẫn còn làm sai.

Cổ Nhân cải quá chi học như thử. Xứng đáng cho chúng ta noi theo.

Lỗi lầm lớn nhất của một người là cái gì?

Không biết được lỗi lầm của bản thân, đây là sai lầm lớn nhất. Bởi vì bạn không biết mình sai, bạn sẽ không có tâm muốn sửa sai. Không có ý niệm sửa sai, lỗi lầm chồng chất, do lỗi nhỏ tích thành lỗi lớn, lỗi lớn tích thành cực đại, không còn giới hạn nữa, quả báo sau này thật không thể tưởng tượng nổi.

Phàm phu nặng nề như thế, làm sao sau khi chết không đọa vào ba ác đạo chứ?

Nguyên nhân là tại chỗ này, phía trước Liễu Phàm tiên sinh có nói: Minh tu lương bằng đề tỉnh, cần có bạn tốt thường cảnh tỉnh ta, vấn đề này rất quan trọng.

Bạn đi đâu để tìm ra một người bạn tốt như thế để chịu thường thường nhắc nhở bạn?

Nói lời thật, cha mẹ đều làm không được. Cha mẹ quả thật là ngày ngày đều nhắc nhở bạn, bạn nhất định sẽ oán giận cha mẹ, sẽ thấy cha mẹ ồn ào, sẽ thấy cha mẹ quá phiền phức. Cho nên, phương pháp mà Phật Bồ Tát nghĩ ra quá hay, vi diệu cùng cực. Dùng rất nhiều cách biểu pháp để đề tỉnh bạn. Ý nghĩa của biểu pháp cần phải hiểu.

Thí như phía trước chúng ta nói: Cúng nước, phía trước Phật cúng một li nước, bạn vừa nhìn thấy liền hiểu rằng tâm ta phải thanh tịnh giống như li nước này, phải bỉnh đẳng như nước, vĩnh viễn phải bảo trì được tâm thanh tịnh, bình đẳng.

Nếu rời khỏi Phật đường lại quên mất thì sao?

Ai sẽ đề tỉnh bạn?

Bạn phải biết, chỉ cần thấy nước, bạn liền nghĩ đến. Chúng ta bình thường uống nước, tại đây rót ra một li nước, lập tức liền đề tỉnh bản thân. Khi ra bên ngoài làm khách, người khác chiêu đãi, đơn giản nhất cũng là một li nước trà.

Nhìn thấy nước, liền phải nghĩ đến: Tâm chúng ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng.

Nếu như bạn nghĩ rằng: Chỉ có li nước ở niệm Phật đường đó mới là biểu pháp, còn cái khác thì không phải, vậy thì bạn cái gì cũng không thể học được, bạn là quá hồ đồ rồi, bạn phân biệt chấp trước quá mức.

Thí như thắp hương, bạn thắp cây hương này là đại biểu cho giới định huệ. Chúng ta ở bất cứ Đạo tràng nào nghe thấy mùi hương thì đều nghĩ đến giới định huệ. Hương đề tỉnh cho tỷ căn, bất kể mùi gì đều dùng một từ hương để tượng trưng. Chỉ cần có mùi hương, nghe đến mùi hương, thì đều nghĩ đến giới định huệ.

Sau này bạn mới minh bạch, hư không pháp giới nơi nào lại không phải là nơi Phật Bồ Tát học chứ?

Nơi nào không phải là Đạo tràng cho chúng ta dụng công?

Tất cả thời, tất cả xứ, vốn dĩ đều là Đạo tràng. Đạo tràng không phải chỉ ở trong Am Đường Chùa Miếu, xứ xứ đều là Đạo tràng. Chúng ta tại trước Phật cúng dường hoa, cúng dường quả.

Hoa là tượng trưng cho nhân, hoa nở được tốt thì nhân tốt, nhân tốt, quả nhất định tốt. Quả là tượng trưng cho quả, hoa đại biểu cho nhân. Thiện nhân thì đắc thiện quả. Ác nhân thì gặp ác báo, chúng là biểu thị cho ý nghĩa này.

Cúng hoa quả cho Phật, chúng ta phải hiều được ý nghĩa này. Bất cứ khi nào nhìn thấy hoa, đều phải hiểu được chúng ta phải tu nhân tốt. Bất luận là lúc nào, cho đến xem thấy người khác mặc y phục, trên y phục có thêu hoa, nhìn thấy bông hoa đó, chúng ta biết phải tu nhân tốt. Bất kể tại nơi nào nhìn thấy hoa quả, trái cây, chúng ta đều hi vọng có quả báo tốt, quả báo tốt thì nhất định phải tu nhân tốt.

Đây không phải là giáo học trong nhà Phật hay sao?

Không phải là giáo học của Như Lai hay sao?

Tận hư không biến pháp giới, mắt bạn nhìn thấy, tai bạn nghe thấy, mũi bạn ngửi thấy, lưỡi bạn nếm được, thân thể bạn xúc chạm đến, có pháp nào không phải là Phật Pháp chứ?

Vốn dĩ, nơi nơi đều là Phật Pháp.

Cho nên, nhà Phật thường nói: Phật Pháp vô biên.

Ý nghĩa của câu nói này bạn có hiểu không?

Cho nên bạn phải thể hội học tập. Bạn nếu như có thể thể hội được, tất cả thời, tất cả xứ, bạn quyết định không mê.

Tại sao?

Chúng đều là biểu pháp, đều giúp đề tỉnh bạn, bạn làm sao có thể mê được. Người không thể hội được mới mê, người chấp trước mới mê. Chấp trước nhất định phải là cúng ở Phật đường mới là biểu pháp, bên ngoài Phật đường thì không phải, vậy thì không hiểu được cái gì gọi là biểu pháp. Học như vậy, học đến hồ đồ, đần độn mất rồi.

Khổng Lão Phu Tử nói: Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngung phản. Dạy một điều mà không tự hiểu ra ba điều khác, thì Phu Tử không dạy nữa, quá ngốc rồi. Cũng như nói với chúng ta, chỉ có thể hiểu một cách, mà không hiểu được những trường hợp tương tự.

Phật Pháp dạy bạn một điều, bạn hiểu được, thì tất cả mọi điều bạn phải đều hiểu được, mọi thứ đều thông đạt, đây mới là Phật Pháp. Cho nên Phật Pháp dạy học, đạt đến cảnh giới nghệ thuật cao nhất.

Trên công phu mà nói, Cừ Bá Ngọc là một tấm gương tốt nhất, chúng ta phải hướng đến ông ta mà học tập. Điều này quyết định không thể lơ là khinh suất. Liễu Phàm đến cuối đời mà vẫn học, học Cừ Bá Ngọc.

Đây là công phu có nền tảng căn bản, mới biết được tính chất quan trọng của dũng mãnh tinh tấn, mới tăng cường đem cảnh giới của bản thân không ngừng nâng cao lên, hiệu quả ngày càng rõ rệt, đời sống thường ngày càng ngày càng khoái lạc, sự nghiệp ngày càng thuận lợi, xác thực là tiêu tai phước đến, một điểm cũng không giả.

Chúng ta hôm nay chỉ nghe đến đây thôi.

A Đi Đà Phật!

***