Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

NỀN TẢNG LÀM NGƯỜI. LÀM TỐT NỀN TẢNG NÀY RỒI THÌ HỌC PHẬT, LÀM ĐỆ TỬ CỦA PHẬT

NỀN TẢNG LÀM NGƯỜI. LÀM TỐT

NỀN TẢNG NÀY RỒI THÌ HỌC PHẬT,

LÀM ĐỆ TỬ CỦA PHẬT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Quý vị xem Tịnh nghiệp tam phước, Đức Thế Tôn khuyên dạy chúng ta, dù tu học bất cứ pháp môn nào, bất cứ tông phái nào, tất cả tám nghìn bốn trăm ngàn pháp môn, đều phải tuân theo nguyên tắc nguyên lý, mười một câu ba điều.

Câu thứ nhất: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự Sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp, đây là điều thứ nhất. Câu đầu tiên là hiếu thuận cha mẹ, hiếu thân tôn sư.

Vào nửa sau đời Nhà Đường, những Tổ Sư dùng Nho Giáo để thay thế, vì vậy những năm gần đây chúng ta đề xướng Đệ Tử Quy.

Làm thế nào để hiếu thân tôn sư?

Làm được Đệ Tử Quy là được rồi, là đã làm được hai câu này rồi, thực hành trong Đệ Tử Quy. Từ tâm bất sát thực hành trong Cảm Ứng Thiên, của Đạo Gia.

Lấy điều này làm cơ sở để tu thập thiện nghiệp thì rất dễ dàng, thập thiện, ngũ giới. Mười giới, hai mươi bốn oai nghi, đây là Sa Di giới, rất dễ dàng làm được. Nếu quý vị vẫn chưa có những nền tảng này, thế thì gặp khó khăn rồi, quá khó rồi.

Thật sự phát tâm để làm, bao lâu mới có thể làm được?

Một năm. Giống như xây nhà lầu, năm đầu tiên chúng ta tạo nền móng, xây dựng nền tảng, học tốt bốn môn học này, một năm là có thể làm được.

Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp, Sa Di Luật Nghi, bốn căn bản. Bốn căn này là căn để thành Phật, thành Bồ Tát, trong thế gian pháp thì là căn để thành Thánh Hiền.

Quý vị có căn này, dùng thời gian mười năm, nhớ kỹ lời dạy của Phật Bồ Tát và Cổ Thánh Tiên Hiền, nhất định phải nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, quý vị sẽ đắc định, quý vị sẽ khai ngộ, quý vị đã thành tựu.

Nếu tốn công tu tập mà không có cơ sở, thì cho dù quý vị tu cả một đời, vẫn là người mông muội, như thế thì hết cách rồi.

Ngày ngày niệm Phật, niệm Phật cả đời, không thể vãng sanh Tịnh Độ, quý vị xem oan uổng không?

Có nền tảng này rồi, tăng thêm bước nữa chính là học Phật.

Điều đầu tiên mà chúng ta vừa nói là nền tảng làm người, không làm tốt người, sao có thể làm Phật?

Nền tảng làm người. Làm tốt nền tảng này rồi thì học Phật, làm đệ tử của Phật.

Điều thứ hai là tiểu thừa: Thọ trì Tam quy, Cụ túc chúng giới, bất phạm uy nghi.

Thực hiện theo cái gì?

Thực hiện theo Sa Di Luật Nghi. Việc lớn đầu tiên khi nhập Phật Môn, Đức Phật sẽ truyền thọ cho quý vị tôn chỉ tu hành, đó chính là quy y Tam Bảo, cả đời quý vị không được vi phạm. Vi phạm, quý vị sẽ đi sai đường, quý vị sẽ lạc vào tà đạo. Quy y Tam Bảo là chánh đạo của Như Lai.

Quý vị có thể xem Lục Tổ Đàn Kinh, quý vị xem Lục Tổ Huệ Năng truyền thọ quy y Tam Bảo như thế nào. Truyền thọ quy y Tam Bảo thông thường, chắc chắn sẽ bảo quý vị quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Pháp Bảo Đàn Kinh không nói theo cách này, Pháp Bảo Đàn Kinh nói quy y giác, quy y chánh, quy y tịnh.

Tại sao Đại Sư Huệ Năng lại nói như thế?

Vào thời của Ngài, Phật Pháp truyền đến Trung Quốc được khoảng bảy trăm năm, thời gian không hề ngắn, mọi người trong xã hội có thể sẽ sanh ra hiểu lầm, quy y Phật, ý niệm đầu tiên họ nghĩ đến chính là Tượng Phật được điêu khắc bằng gỗ xi măng.

Quy y Pháp, họ liền nghĩ ngay đến Kinh Điển. Quy y Tăng, thì nghĩ đến người xuất gia, nhầm rồi. Đây chính là trú trì y Tam Bảo, dùng thứ này để đại diện sau khi Đức Phật diệt độ. Quý vị phải hiểu ý nghĩa thật sự của nó.

Phật có nghĩa là gì?

Là giác ngộ, giác mà không mê mới gọi là Phật. Vì vậy Huệ Năng Đại Sư không nói Phật Pháp Tăng như thông thường, Ngài dùng giác chánh tịnh. Sau khi giảng xong sẽ giải thích lại, Phật chính là giác, Pháp chính là chánh, Tăng chính là tịnh. Nói cách khác, quy y là quy y Tự tánh Tam Bảo.

Phật Pháp, nhớ kỹ, luôn hướng nội không hướng ngoại, vì vậy Phật Pháp gọi là nội học, Kinh Phật gọi là nội điển, chỉ hướng nội chứ không hướng ngoại.

Tự tánh giác ngộ là Phật, tự tánh vốn là giác ngộ, tại sao bây giờ không giác ngộ?

Mê muội, không phải bị mất, mà bị mê, không thể giác ngộ được, biến chất rồi, giác sẽ biến thành phiền não. Pháp là chánh tri chánh kiến, cũng biến chất rồi, biến thành tà tri tà kiến. Tăng là thanh tịnh, lục căn thanh tịnh không nhiễm bụi trần, bây giờ biến chất trở nên ô nhiễm.

Vì vậy chúng ta ngày nay, giác chánh tịnh của chúng ta biến thành mê tà nhiễm, đây chính là điểm phiền phức. Buông bỏ mê muội tà kiến ô nhiễm, giác chánh tịnh sẽ hồi phục.

Giác chánh tịnh vốn không hề mất đi, chỉ là mê tà nhiễm cản trở giác chánh tịnh, chỉ cần buông bỏ chướng ngại, thì giác chánh tịnh của chúng ta lại hồi phục, giác chánh tịnh hồi phục rồi quý vị sẽ thành Phật.

Vì vậy Đức Thế Tôn thường nói trong đại thừa tất cả chúng sanh vốn là Phật, điều này không phải là giả, quý vị là Phật, họ là Phật, tôi cũng là Phật, mọi người đều là Phật. Bởi vì mê thất tự tánh, mới biến thành phàm phu, Phật tánh của phàm phu không thay đổi.

Vì vậy Phật Bồ Tát nhìn thấy phàm phu chúng ta, vẫn đối đãi với chúng ta như đối với Phật, chúng ta cũng xem Chư Phật Bồ Tát như những phàm phu.

Đây chính là điều trong Kinh thường nói: Tất cả Pháp tùng tâm tưởng sanh, Phật xem tất cả chúng sanh là Phật, Bồ Tát xem tất cả chúng sanh là Bồ Tát, phàm phu xem Chư Phật Bồ Tát là phàm phu. Những điều này phải hiểu rõ, hiểu thấu.

Vì vậy người học Phật phải luôn nhớ kỹ quy y Tam Bảo, tôi tu cái gì?

Chính là tu học ba việc này, giác chứ không mê, chánh chứ không tà, tịnh chứ không ô nhiễm.

Phải tu như thế nào?

Đại tiểu thừa có lý luận, có phương pháp, quý vị cứ học theo. Tiểu thừa là nền tảng, chư vị Tổ Sư ngày xưa đều có trí tuệ, cho rằng Nho Giáo và Đạo Giáo của truyền thống xưa không thua gì tiểu thừa, vì vậy dùng Nho Giáo và Đạo Giáo thay thế tiểu thừa.

Có sai sót gì không?

Chúng ta xem kiểm nghiệm của lịch sử, từ giữa Đời Đường đến nay là một ngàn ba trăm năm, trong một ngàn ba trăm năm này đã có bao nhiêu chư vị Tổ Sư, đã khai ngộ, đã chứng quả, vãng sanh thì không cần phải nói, quá nhiều rồi. Chúng ta xem Thiền Tông, Thiền là Tượng pháp, pháp vận của Phật Thích Ca Mâu Ni có chánh pháp, Tượng pháp, mạt pháp.

Chánh pháp một ngàn năm, Phật Giáo chưa đến Trung Quốc, Phật Giáo truyền đến Trung Quốc là Tượng pháp, Tượng pháp vừa bắt đầu thì Phật Giáo truyền đến Trung Quốc. Tượng Pháp, thiền thù thắng.

Chánh pháp là thành tựu giới luật, Tượng pháp là thành tựu thiền. Vì vậy Trung Quốc một ngàn năm nay Thiền Tông đặc biệt hưng thịnh, thời kỳ mạt pháp là thành tựu Tịnh Độ.

***