Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

NẾU CÓ SO SÁNH, CÓ PHÊ BÌNH, ĐẤY LÀ ĐẠI BẤT KÍNH

NẾU CÓ SO SÁNH, CÓ PHÊ BÌNH,

ĐẤY LÀ ĐẠI BẤT KÍNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Năm năm trước, tôi tham quan một trường Đại Học, hiệu trưởng đi cùng tôi, nói rằng, trong trường có một môn học tên là So Sánh Tôn giáo Học, có môn học như thế. Lúc đó tôi nghe xong liền nói với hiệu trưởng, Tôn giáo không thể so sánh.

Ai có tư cách, ai có năng lực, ai có trí tuệ đứng ra so sánh Tôn giáo?

Tôi nói trong các giáo thọ, trong số sinh viên có ai hơn Giê Su chăng?

Có ai hơn Đức Phật Thích Ca chăng?

Có ai hơn Muhammad chăng?

Nếu không hơn các Ngài, vậy làm sao so sánh được.

Khi nghe tôi nói xong, ông không hề nghĩ đến, liền trở lại hỏi tôi, vậy phải làm sao?

Tôi kiến nghị rằng, có thể học tập, nhưng mỗi Tôn giáo đều phải tôn trọng, đều phải chân thành cung kính, như vậy học tập mới có lợi ích. Nếu đem Tôn giáo ra so sánh, có nghĩa là quý vị cao hơn nó. Bài viết của học sinh, thầy giáo có thể so sánh, phê bình, người này giỏi nhất, người kia giỏi nhì.

Còn như tác phẩm của Đức Phật, Giê Su, Muhammad, quý vị so sánh như thế nào?

Phải dùng tâm chân thành cung kính để học tập, mới đạt được lợi ích chân thật. Lúc so sánh có ý phê bình nặng nề trong đó, tâm cung kính không có, tâm chân thành cũng không có.

Chư vị học Kinh Giáo, thường khi học một bộ Kinh, chọn chú giải của một bậc Tổ Sư Đại Đức, làm tư liệu tham khảo chủ yếu nhất, nhưng vẫn gặp khó khăn.

Đoạn này, câu này không dễ hiểu, có thể tham khảo của người khác. Chỉ xem đoạn này, chỉ xem câu này, nếu dễ hiểu hơn chúng ta có thể áp dụng. Chỉ áp dụng câu này, đối với tôn chỉ không có trở ngại, như vậy thì được.

Nếu có so sánh, có phê bình, đó là đại bất kính. Gây tổn hại nghiêm trọng cho việc tu hành của chúng ta, tạo thành rất nhiều ngộ nhận đối với người nghe giảng. Vấn đề này phải chịu trách nhiệm về nhân quả, không thể không biết.

Bí quyết của tất cả pháp thế xuất thế gian, chính là chân thành cung kính, như vậy mới học được. Lời Tổ Sư Ấn Quang nói không phải giả, một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Đối với mọi người, mọi sự và tất cả vạn vật, phải dùng tâm cung kính bình đẳng, mới có thể được lợi ích.

***