Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

NGƯỜI HỌC PHẬT MỖI NIỆM ĐỀU TẠO QUẢ BÁO THẾ GIỚI CỰC LẠC. HOA SEN TƯỢNG TRƯNG CHO Ý NGHĨA THẬM THÂM NÀY

NGƯỜI HỌC PHẬT MỖI NIỆM ĐỀU

TẠO QUẢ BÁO THẾ GIỚI CỰC LẠC.

HOA SEN TƯỢNG TRƯNG

CHO Ý NGHĨA THẬM THÂM NÀY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng ta đạt được rất nhiều thông tin về địa ngục. Địa ngục vô lượng vô biên không sao đếm hết.

Làm gì có nhiều đến thế?

Có. Một ý niệm ác chính là một địa ngục. Một niệm thiện chính là một Thiên Đường. Đối với đạo lý này hiện nay chúng ta đã có thể chấp nhận. Trong Hoàn Nguyên Quán nói rất rõ ràng là xuất sanh vô tận. Từng niệm sanh ra thì từng niệm diệt tận.

Trong hội Lăng Nghiêm Đức Phật nói: Đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận. Thực sự là ngay tại đây, nhân quả ngay tại đây, báo ứng ngay tại đây. Chúng ta thấy Thế giới này muôn hình muôn vẻ, đó chính là tướng tương tực của mỗi niệm. Ý niệm chấm dứt thì quả liền diệt. Niệm là nhân đã chấm dứt thì quả cũng không còn.

Nên các bậc cổ nhân thường nói: Không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm. Con người nhất định không thể mê hoặc. Mê hoặc, mỗi niệm là ác, đang tạo nghiệp địa ngục. Nếu niệm niệm là giác mà không mê, nhất định nghiệp mình tạo là thiện, quả báo chính là Thiên Đường. Người học Phật mỗi niệm đều tạo quả báo Thế Giới Cực Lạc. Hoa sen tượng trưng cho ý nghĩa thậm thâm này.

Chúng ta tiếp tục xem tiếp đoạn dưới. Hựu thử hoa đa xuất ư A nậu đạt trì, nhân gian vô hữu. Cố xưng vi nhân trung hảo hoa, hy hữu hoa đẳng. Đây là xưng tán nó.

Ao A nậu đạt ở đâu?

Tại trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Chúng ta gọi nó là thiên trì. Nơi cao như vậy có ao, bên cạnh ao có loại hoa này, rất hy hữu. Các nơi khác không cách nào trồng được. Chỉ có nơi cao nguyên như vậy, trong hoàn cảnh khí hậu đó nó mới có thể sanh trưởng. Hoa sen chỉ giới thiệu đơn giản đến đây thôi.

Hựu tạp sắc quang mậu, tạp giả, hoà dã, hợp dã, chúng dã, tập dã. Có rất nhiều ý nghĩa. Cố viết tạp sắc.

Tạp sắc tượng trưng cho điều gì?

Tượng trưng cho điều hoà, tượng trưng cho hợp tác. Nên Đức Phật áp dụng. Tiếng phạn gọi là Cà Sa. Trên thân chúng tôi đang mang đây là Cà Sa.

Cà Sa có nghĩa là gì?

Là tạp sắc. Nó không phải một loại màu sắc. Năm sắc đỏ, vàng, lam, trắng, đen hỗn hợp nhuộm thành màu sắc này nên gọi là tạp sắc.

Trong nhà Phật ngày xưa là khất thực. Bát cơm này không phải một nhà cúng dường, mỗi nhà cúng dường một ít, bảy nhà hợp thành một bát cơm cũng gọi là Cà Sa, vì nó là hỗn tạp.

Cơm không giống nhau, thức ăn cũng không giống nhau, tất cả đều trộn chung một chỗ. Nên ý nghĩa Cà Sa chính là rất nhiều loại tập hợp lại một chỗ. Vì thế nó có nghĩa là chúng tập hoà hợp.

Đức Phật áp dụng điều này để tượng trưng cho sự bình đẳng, không có tâm thiên vị, không có tà niệm. Bình hoà trung chánh, Ngài áp dụng ý nghĩa này. Bát cơm này chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của nó. Chúng ta mang lên mình tấm y này cũng phải hiểu ý nghĩa của nó.

Từng ô từng ô trên y tượng trưng cho điều gì?

Khác chủng tộc, khác bộ lạc, khác văn hoá nhưng tất cả đều hợp lại một chỗ, bao vây trên thân của ta.

***