Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO THẾ GIỚI PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG NGƯỜI CÓ CÔNG PHỤC HƯNG TÔNG TỊNH ĐỘ THỜI HIỆN ĐẠI - CHƯƠNG NĂM - QUAN ĐIỂM CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

NGƯỜI CÓ CÔNG PHỤC HƯNG

TÔNG TỊNH ĐỘ THỜI HIỆN ĐẠI

Kết tập: Đệ tử Hòa Thượng Tịnh Không
 

CHƯƠNG NĂM

QUAN ĐIỂM CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
 

Thành thực, thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, từ bi, sáng suốt, xả ly, giải thoát, hòa hợp với hoàn cảnh và quán tưởng Phật A Di Đà. Mười phẩm tính này là những quy tắc căn bản từ lời dạy của Pháp Sư Tịnh Không.

Không những Ngài không hề mệt mỏi hướng dẫn mọi người đạt được những phẩm tính này, mà suốt cuộc đời Ngài đã làm gương cho họ. Từ lần thuyết pháp đầu tiên của Ngài ở Đài Loan, đến nay Ngài đã hoằng pháp liên tục trong bốn mươi năm.

Với đại hạnh nhẫn nhục, Ngài đã giảng giải cho mọi người rằng:

Phật Giáo là nền giáo dục đạo đức và hoàn hảo nhất do Đức Phật truyền dạy cho chúng sinh trong ba cõi.

Thứ hai, Phật Thích Ca là một nhà giáo dục tự nguyện và có trách nhiệm.

Thứ ba, Phật Giáo không phải là một Tôn giáo hay triết lý, mà chính yếu là cho thế giới ngày nay.

Ngài ủng hộ cho những ý tưởng Phật Giáo là một nền giáo dục, hiếu kính Tổ Tiên, cha mẹ, tôn kính thầy Tổ và tôn trọng những giá trị cổ truyền.

Trong việc truyền bá giáo lý của Đức Phật, Ngài đã du hành khắp thế giới, chủ yếu là ở Trung Hoa, Đông Nam Á, Úc Châu và Bắc Mỹ.

Ngài đã được nhiều người trên thế giới kính trọng và đã được các hội đoàn và cơ sở giáo dục ca ngợi.

Nguyên tắc và triết lý phong phú, thâm diệu của Pháp Sư Tịnh Không được trình bày tóm tắt như sau: Truyền bá giáo lý của Đức Phật qua giáo dục.

Thiết lập Cơ Quan Giáo Dục Phật Đà: Dưới sự hướng dẫn của Pháp Sư Tịnh Không, Hội Pháp Thí Hoa Tạng được thành lập năm một ngàn chín trăm sáu mươi hai. Mục đích của Hội này là in ấn và phân phát miễn phí Kinh Điển cũng như các sách về luân lý và đạo đức.

Tháng giêng năm 1985, cơ quan giáo dục Phật Đà chính thức thành lập ở Đài Bắc. Mục đích của cơ quan này là phát huy luân lý đạo đức và giúp mọi người phát tâm từ bi với chúng sinh. Tổ chức thực hiện việc này bằng cách phân phối miễn phí Kinh Sách, băng ghi âm, ghi hình cũng như bảo trợ những cuộc thuyết giảng về Phật Giáo và tài trợ học bổng.

Cơ quan đã ấn hành Đại Tạng Kinh, các Kinh, Luật, Luận của Chư Phật Tổ, Tứ Thư Ngũ Kinh của Khổng Tử, các sách phát huy luân lý đạo đức, giá trị cổ truyền Trung Hoa. Những sách này đã được phân phát khắp Á Châu, Úc Châu, Âu Châu và Phi Châu.

Chỉ riêng năm 1998, đã có hơn hai trăm nhóm trên khắp thế giới nhận được Kinh Sách và băng từ của cơ quan. Hơn hai mươi tám ngàn thùng chứa khoảng một triệu bảy trăm ngàn Kinh Sách các loại đã được phân phối.

Phật Giáo là một nền giáo dục: Dưới sự hướng dẫn của Pháp Sư Tịnh Không, mỗi Hội Phật Đà mới thành lập nên xem nhiệm vụ trước hết của mình là phân phối Kinh Sách, băng từ và những phương tiện vật chất giúp đỡ mọi người hiểu rằng Phật Giáo là một nền giáo dục, một lối sống.

Pháp Sư Tịnh Không luôn nói rằng Phật Giáo đã bị hiểu lầm là một Tôn giáo, mà lại là một Tôn giáo đa thần. Ngày nay nhiệm vụ trước hết của mỗi Phật Tử chúng ta là làm sáng tỏ và hiểu rõ sự liên hệ giữa Đức Phật và chúng ta.

Chúng ta gọi Phật Thích Ca là một vị thầy nguyên thủy của mình. Đức Phật và chúng ta có sự liên hệ như thầy trò. Điều này khác với các Tôn giáo có liên hệ như cha con hay có liên hệ như chủ tớ.

Phật Giáo là một nền giáo dục có tính nghệ thuật cao. Mỗi bức tranh hay hình Tượng Phật, Bồ Tát, mỗi nghi lễ là một sự biểu trưng hoàn hảo cho những giáo lý của Đạo Phật. Tất cả những cái đó tượng trưng cho những đặc thù thâm diệu của Phật Giáo.

Khi bước vào một ngôi Chùa, chúng ta sẽ thấy tượng Bồ Tát Di Lặc tôn trí ở giữa Chánh Điện. Với nụ cười sảng khoái và cái bụng to, Ngài biểu lộ ý tưởng cho rằng để học và thực hành Phật Pháp trước hết chúng ta phải học cách phát tâm hoan hỷ và phóng khoáng, có lòng bao dung, hiểu biết và không thiên vị đối với mọi người.

Bốn vị Hộ Pháp, bốn vị Đại Bồ Tát và mười tám vị La Hán, cũng như nước, hương, đèn, hoa, quả, tất cả đều tượng trưng cho những lời Phật dạy. Còn việc lễ bái Chư Phật, Bồ Tát, đốt nhang, quỳ lạy các Ngài để cầu tài lộc hay thăng quan tiến chức là một loại sinh hoạt mê tín và là một sự xúc phạm đến chư Phật và Chư Bồ Tát.

Mọi sự vật đều hiện hữu theo luật nhân quả. Nếu không hiểu giáo lý nhân quả, không làm theo lời dạy của Đức Phật mà chỉ lễ bái một cách mù quáng thì chúng ta đã đi ngược lại với mục đích của Phật Pháp.

Trong bốn mươi năm, Pháp sư Tịnh Không đã liên tục truyền bá chánh pháp và giải thích rằng Phật Giáo là một nền giáo dục. Cư sĩ Hạ Liên Cư đã đặt tên cho các Hội là Trung Tâm Tịnh Độ Học, một tên khác của các Hội Phật Đà.

Những ý tưởng này, vốn phát sinh sau thế chiến thứ hai chỉ được thực hiện khi Pháp Sư trình bày ý tưởng Phật Giáo là một nền giáo dục, đưa ý tưởng của Ngài Hạ Liên Cư vào cuộc sống hiện thực.

Học bổng dành cho Trung Hoa, quê hương của Pháp Sư Tịnh Không: Pháp Sư Tịnh Không đã làm rất nhiều việc cho giáo dục nói chung. 

Năm 1993, Ngài đã thiết lập và tài trợ học Bổng Hoa Tạng Hwa Dza ở Đại học Bắc Kinh, Đại học Phục Đán Fudan, Đại học Liêu Ninh Liaoling, Đại học Phổ thông Nam Kinh và Đệ nhất Cấp Trung học Nam Kinh trường cũ của Ngài Tịnh Không.

Năm 1998, Pháp Sư Tịnh Không cũng thiết lập quỹ cấp Học Bổng Hiếu Kính Thành cho ba mươi trường học.

Trong năm năm, Ngài đã cấp học bổng cho tám mươi tám trường học khắp Trung Hoa, bao gồm ba mươi Đại học sư phạm, hai mươi chín Đại học, hai Đại học y khoa, hai mươi bốn trường sơ trung và ba trường tiểu học. Mỗi năm Ngài biếu tặng trên hai trăm ngàn Mỹ kim để tài trợ cho học bổng.

Từ việc cấp học bổng này, chúng ta có thể thấy các Đại học sư phạm huấn luyện các giáo viên là những trường chính yếu được hưởng học bổng Hoa Tạng và hiếu kính thành.

Pháp Sư hoàn toàn đồng ý với câu nói trong Kinh Lễ rằng giáo dục là điều kiện thiết yếu nhất để xây dựng quốc gia và lãnh đạo nhân dân.

Ngài tin rằng giáo dục là nhân tố quan trọng để quốc gia được cường thịnh. Phát triển ngành giáo dục là công việc hàng đầu để tăng tiến nền văn minh, ổn định xã hội và cải thiện đời sống. Người giáo viên có phẩm chất và đạo đức cao sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc đạt được những thành quả nói trên.

Bất hạnh thay, trong xã hội ngày nay, chúng ta đang để mất đi những giá trị cổ truyền, chúng ta cần phải một lần nữa nhấn mạnh sự quan trọng của giáo dục, trong việc dạy những giá trị cổ truyền để con cháu chúng ta tự hào với nền văn hóa, di sản và tổ quốc của chúng.

Thông qua giáo dục, mọi người sẽ dần dần mở mang trí óc, trở nên khoan dung với người khác, kế thừa, phát huy những phẩm chất ưu việt truyền thống và của những quốc gia khác. Như vậy tương lai của nhân loại và tổ quốc sẽ xán lạn và đầy triển vọng đều phát xuất từ nền tảng giáo dục.

Giáo viên là chiếc cầu nối liền quá khứ với hiện tại và từ Tây phương đến Đông phương. Để thành tựu việc này, chúng ta cần phải có sự hỗ trợ của chính phủ và các kỹ nghệ gia cũng như xã hội. Đào Tạo người kế thừa Phật Giáo.

Sự quan trọng của người kế thừa Phật Giáo: Chủ tịch Hội Phật Giáo Trung Hoa, ông Triệu Phác Sơ Pu Chua Zhao đã có lời kêu gọi đơn giản mà hùng hồn tại Hội Nghị Giáo Dục Phật Giáo Trung Hoa ở Thượng Hải năm 1991. Điều quan trọng nhất cho tương lai Phật Giáo Trung Hoa là, thứ nhất, chúng ta cần đào tạo những người kế tục Phật Giáo.

Thứ nhì, chúng ta cần đào tạo những người kế tục Phật Giáo.

Thứ ba, chúng ta cần đào tạo những người kế tục Phật Giáo. Bài diễn văn nhiệt thành và thẳng thắn của ông đã làm cho thính giả cảm động sâu xa.

Sau buổi nói chuyện của ông, Phật Tử Trung Hoa chỉ nghĩ tới và tìm cách thực hiện ý kiến của ông. Kết quả nhiệt tình đó là việc thiết lập nhiều Phật Học Viện mới, những cơ sở mọc lên như măng tre sau cơn mưa.

Những trường này đào tạo những người kế thừa Phật Giáo để chăm sóc Tự Viện và làm giáo viên, giảng viên, được cử tới những Tự Viện khắp Trung Hoa. Những người kế thừa có tài năng này sẽ đảm bảo một tương lai tươi sáng cho Phật Giáo Trung Hoa và do lời kêu gọi của ông Triệu Phác Sơ.

Từ lâu Pháp Sư Tịnh Không đã mong ước sâu xa rằng một ngày nào đó Ngài sẽ có thể trở về Trung Hoa để hỗ trợ việc giáo dục cho đồng bào của mình. Không may là do nhiều lý do khác nhau, điều mong ước đó đã không thể thực hiện được, ngày nay hoài bão ấy đã trở thành hiện thực, nên Pháp Sư đang tập trung để hổ trợ cho Phật Giáo Trung Hoa.

Mở Khóa đào tạo giảng viên. Pháp Sư Tịnh Không được mời sang Hong Kong thuyết giảng vào năm một ngàn chín trăm bảy mươi bảy và Singapore năm một ngàn chín trăm tám mươi bảy. Kết quả là việc thuyết pháp mỗi năm ở hai nơi này tạo điều kiện cho Ngài phát triển nhiều liên hệ vững chắc.

Tháng năm, 1995, Hội Phật Giáo Singapore và Hội Phật Đà đã thành tâm thỉnh cầu Ngài đến thuyết pháp và mở lớp đào tạo những thuyết trình viên. Khi được biết rằng tất cả các Đại Đức ở khóa thứ nhất đều là đồng hương của mình, Ngài đã vui mừng, vì điều mong ước đào tạo thuyết trình viên Trung Hoa của Ngài đã trở thành hiện thực.

Sau khi khóa thứ nhất kết thúc và với sự khuyến khích và giúp đỡ của Pháp Sư Tịnh Không, chín Tỳ Kheo đều vui vẻ trở về Trung Hoa.

Tin tức về sự thành công của khóa đào tạo này gây nhiều quan tâm ở Trung Hoa. Kết quả là khi khóa thứ hai được thông báo, số người ghi tên tham dự nhiều hơn con số dự định.

Pháp Sư Tịnh Không và ông Lý Mộc Nguyên Bock Guan Lee, Chủ Tịch Hội Phật Đà ở Singapore đồng ý tăng thêm số chỗ và thông báo rằng sẽ dành ưu tiên cho những người ghi tên trước.

Như vậy vào năm 1996, khóa thứ hai tăng lên ba mươi Tăng sinh đến từ các tỉnh và thành phố khác nhau khắp Trung Hoa.

Tiếp đó là khóa thứ ba mở vào tháng 9 năm 1997 và khóa thứ tư mở tháng 3 năm 1998. Tổng cộng các khóa đào tạo cho hơn bảy mươi Đại Đức và Cư sĩ từ Trung Hoa, Hoa Kỳ, Thái Lan, Phillipine và Mã Lai.

Họ trở về Tự Viện của mình hoặc được mời đi thuyết giảng ở những nơi khác. Sự thành công trong công việc đào tạo người thuyết giảng mới hữu ích cho công cuộc truyền bá Phật Pháp, và chắc chắn hỗ trợ việc đưa tinh thần đổi mới vào Phật Giáo Trung Hoa.

Mở Khóa Dạy Kinh Hoa Nghiêm: Năm 1998, Ông Lý Mộc Nguyên cung thỉnh Pháp Sư Tịnh Không giảng Kinh Hoa Nghiêm cho Hội Phật Giáo Singapore. Khi Pháp Sư Tịnh Không nhận lời mời, các hành giả khắp nơi trên Thế giới đều hân hoan.

Hội Phật Giáo đã ủy nhiệm cho Khoa Kiến Trúc Đại học Tong Ji tại Thượng Hải vẽ hai Tòa Tháp bằng đồng, đúc ở Trung Hoa rồi chuyển tới Hội ở Singapore, nơi tôn trí hai Bảo Tháp này.

Hai tòa Tháp này được đúc bằng đồng, được xem là Tháp đồng cao nhất thế giới, được làm để kỷ niệm cho những bài thuyết giảng về Kinh Hoa Nghiêm, một bộ Kinh được coi là có tư tưởng bao quát nhất trong tất cả những Kinh Điển Phật Giáo, một giáo lý viên mãn.

Chương trình thuyết pháp này sẽ chiếm một thời gian từ một năm tới mười năm. Việc giảng sâu rộng này đã chưa được hoàn thành trong hai trăm năm qua.

Hiện tại có mười hai Đại Đức trong khóa nghiên cứu Hoa Nghiêm. Đa số họ đã tham dự những khóa đào tạo thuyết trình viên trước đây. Bây giờ họ nghe thuyết giảng, thảo luận và ghi Chú về cuốn Kinh, soạn bài và thuyết pháp, viết bài cho tạp chí Giáo Dục Phật Giáo, học tiếng Anh và học vi tính.

Thiết Lập Trường Giáo Dục Phật Giáo: Cuối năm 1998, Pháp Sư Tịnh Không và ông Lý Mộc Nguyên chính thức lập kế hoạch thành lập Trường Giáo Dục Phật Giáo, là trường đầu tiên thuộc loại này ở Singapore.

Trong thời gian này, tất cả những văn bản công trình đã được hoàn thành và được trình cho Bộ Giáo Dục để được chấp thuận. Nhiệm vụ của trường là học làm giáo viên tốt và làm gương cho mọi người.

Nơi đó sẽ có ba lớp: Lớp thứ nhất là các lớp dự bị, ba năm kế tiếp là các lớp cao cấp và ba năm cuối là các lớp hậu tốt nghiệp.

Nguyên tắc, nội dung và phương pháp giảng dạy của chương trình sẽ rất khác với trường Phật Học thông thường. Sinh viên sẽ học một cuốn Kinh, từng phần một. Sau khi học xong một bài với sự chấp thuận của giáo sư, sinh viên sẽ học tiếp bài Kinh kế đó.

Phương pháp này tập trung vào một cuốn Kinh, tạo điều kiện cho sinh viên học và nghiên cứu sâu cuốn Kinh chính của họ. Sinh viên có thể dự thính các lớp dạy những Kinh khác nhưng khi họ đã chọn Kinh chính thức thì không được thay đổi.

Không giống như những lớp khác các giáo sư sẽ giảng giải tất cả. Với chương trình này, sinh viên tự nghiên cứu tài liệu học, soạn bài, thuyết trình, nghe các bạn học nhận xét và sửa chữa bài soạn của mình.

Lúc đầu bài thuyết trình chỉ dành riêng cho các bạn học. Một khi bài soạn đã được sửa chữa theo lời bình của các bạn cùng lớp, sinh viên sẽ thuyết trình chính thức với thính giả công chúng. Khi học xong mỗi học phần, giáo sư sẽ cho điểm kết quả nghiên cứu của sinh viên để quyết định họ có thể tiếp tục với học phần kế tiếp hay không.

Pháp Sư Tịnh Không hy vọng rằng phương pháp dạy theo truyền thống Trung Hoa này sẽ đào tạo một thế hệ mới những giảng viên Phật Học với trình độ cao, thông thạo giáo lý, thông hiểu ý nghĩa của giáo lý, và là khuôn mẫu cho các trường Phật Học khác.

Cách tốt nhất để thành tựu mục tiêu ngày hôm nay là học các ngôn ngữ và các nền văn hóa khác và có khả năng ứng dụng kỹ thuật hiện đại để mang nền giáo dục Phật Giáo tới mọi người trên khắp thế giới. Phát huy sự hiểu biết nhau. Qua lòng chân thành.

Đa tín ngưỡng, đa văn hóa: Thế giới có nhiều dân tộc, văn hóa và Tôn giáo khác nhau. Pháp Sư Tịnh Không đã đồng tình về sự quan trọng của việc liên hiệp những đoàn thể khác nhau trong nhiều năm.

Ngài giải thích chỉ bằng cách mở rộng tâm trí, với mỗi ý nghĩ dành cho người khác và cho chúng sinh khắp vũ trụ, và luôn tâm niệm rằng chúng ta là những nhà giáo dục xã hội tự nguyện có trách nhiệm, chỉ bằng cách đó quan kiến của chúng ta mới thực sự chân thành và đúng đắn.

Với chỉ một chút ý nghĩ vị kỷ hay phân biệt, chúng ta sẽ xa cách với giáo lý của Đức Phật rồi, ý nguyện về đa văn hóa, đa chủng tộc và đa Tôn giáo của chúng ta sẽ không thành sự thật.

Thêm nữa, một người thực sự giác ngộ hiểu rằng tất cả là một, toàn vũ trụ là quê hương của mình, vũ trụ và mình là một thực thể trọn vẹn. Hiểu được như vậy, những người giác ngộ đã phát tâm từ bi vô điều kiện. Đó là cốt tủy giáo lý của Đức Phật. Đó là những gì Pháp Sư Tịnh Không trong mong ở những người học trò của Ngài.

Chân thành là khởi điểm của sự giao hảo: Với sự phát triển xã hội, những tiến bộ về kỹ thuật mới đây, và sự cải thiện liên tục về mức sống, chắc chắn chúng ta giao hảo và cộng tác với những dân tộc, những đoàn thể, những Tôn giáo và những quốc gia khác. Đối đầu và võ lực không phải là cách giải quyết những vấn đề của chúng ta.

Vậy chúng ta có thể tương tác một cách tốt nhất với người khác như thế nào?

Pháp Sư Tịnh Không đã nhận xét vấn đề này trong nhiều năm, một vấn đề có vẻ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều suy tư.

Nhưng thật đáng ngạc nhiên, Pháp Sư Tịnh Không đã đưa ra lời giải đáp rất đơn giản và thẳng thắn: Sự chân thành True sincerity.

Chúng ta có thể dùng sự chân thành và tâm bình đẳng để tương tác một cách thành công với mọi người hãy làm cho người khác những gì họ làm cho mình. Như vậy mọi vấn đề sẽ có thể được giải quyết một cách dễ dàng.

Cách thức này nghe có vẻ rất đơn giản và dễ làm, nhưng khi thử ứng dụng chúng ta sẽ thấy là không dễ như mình đã nghĩ. Giải pháp của Pháp Sư Tịnh Không là giáo dục. Khi sử dụng giáo dục chúng ta sẽ có thể giải quyết được mọi khác biệt. Tìm kiếm nền tảng chung trong khi vẫn tôn trọng những điểm khác biệt. 

Tại tiểu bang Queensland, ông Uri Themal, giám đốc điều hành của Đa Văn Hóa Sự Vụ thuộc tiểu bang Queensland, chủ tọa những cuộc họp hàng tháng của diễn đàn đa tín ngưỡng. Các nhà lãnh đạo của những nhóm sắc tộc, những Tôn giáo, và các Học Viện gặp nhau để trao đổi ý kiến về cách kiến tạo một xã hội hòa hợp, thịnh vượng và như ý.

Pháp Sư Tịnh Không được mời nói chuyện tại hội nghị để chia xẻ ý kiến và nguyện vọng của Ngài về đề tài thảo luận. Mọi người thảo luận đề tài đi tới giải pháp khả thi và trình những điều đề nghị cho chính phủ.

Như Pháp Sư Tịnh Không đã nói, mỗi nền văn hóa, mỗi Tôn giáo, mỗi chủng tộc đều có những phẩm chất đáng biểu dương. Dù phát xuất từ các nền văn hóa khác nhau, chúng ta vẫn có nhiều điểm tương đồng.

Nếu dùng những điểm tương đồng này làm điểm khởi hành đi tìm nền tảng chung và dẹp sang một bên mọi sự khác biệt thì chúng ta sẽ có thể cảm nhận những điểm tốt của nhau.

Như vậy chúng sẽ chân thành tôn trọng nhau và không còn muốn can thiệp vào công việc nội bộ của người khác hay giải quyết những vấn đề bằng võ lực. Như vậy, mọi tranh chấp sẽ tự nhiên tiêu tan, sẽ không còn chiến tranh nữa, và xã hội sẽ hòa bình, thịnh vượng.

Với những ý tưởng này, Pháp Sư Tịnh Không nhiệt thành mong ước thiết lập một viện Đại học đa văn hóa, hay ít nhất cũng là một ban đa văn hóa ở mỗi trường Đại học để bảo trợ và huấn luyện những chuyên viên truyền bá giáo lý đa văn hóa và do đó phát triển sự ổn định xã hội và hòa bình Thế giới.

Tôn trọng và nêu cao các truyền thống. Pháp Sư Tịnh Không thường nói rằng những phẩm chất đặc thù của các nền văn hóa, chủng tộc và Tôn giáo giống như những bộ phận của cơ thể chúng ta, mỗi bộ phận đều có đặc tính và chức năng riêng.

Thí dụ đầu và tay có tính chất và chức năng riêng của chúng. Chúng ta không thể dùng tay để nghĩ, hay dùng đầu để làm những công việc của tay.

Các Tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau có những phẩm tính và giá trị và độc đáo về chân, thiện, mỹ của riêng mình. Chân, thiện, mỹ của bên này không làm giảm thiểu chân, thiện, mỹ của bên kia.

Chúng ta không thể cưỡng bách một người nào khác chấp nhận văn hóa của mình, lối sống hay nguyên tắc của mình. Chúng ta không nên có thành kiến cho rằng cái gì của mình cũng hơn những cái của người khác, người khác nên bỏ lối sống của họ, để theo lối sống của chúng ta.

Mỗi chủng tộc đều có phẩm chất tốt của riêng mình, truyền thống của riêng mình. Tính ưu việt và những đặc trưng riêng của một dân tộc chỉ có thể có được thể hiện qua văn hóa truyền thống của họ. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải bảo tồn, tôn vinh và truyền lại cho những thế hệ sau những truyền thống tốt đẹp của mình.

Mục tiêu của chúng ta là đạt được lòng thành thực, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi và tỉnh thức. Chúng ta chỉ có thể giải quyết mọi vấn đề với tâm trí của mình, chứ không thể giải quyết bằng võ lực, bằng chiến tranh.

Mọi vấn đề được giải quyết bằng từ bi đối với chúng sinh, hữu tình cũng như vô tình. Chúng ta phải biết buông bỏ ý muốn kiểm soát người khác, vì như vậy chỉ gây thêm tranh chấp, gia tăng nghiệp xấu của mình.

Không ai có thể thực sự kiểm soát người khác. Lịch sử cho chúng ta thấy nhiều thí dụ về những quốc gia cố gắng dùng võ lực kiểm soát nước khác.

Khi quan sát lịch sử, chúng ta thấy nhiều chính quyền cố gắng áp đặt chế độ, giá trị, hình thức cai trị của mình lên xứ khác mà không xét gì tới lịch sử, văn hóa và truyền thống của họ, chỉ cứ muốn kiểm soát đất nước của họ.

Chính quyền theo đuổi lý tưởng công chính thì đạt được sự hỗ trợ lớn, còn chính phủ không công chính thì chỉ đạt được hỗ trợ nhỏ, nếu mục đích không công chính thì dù người dân có theo, họ cũng không thể duy trì sự kiểm soát nước khác lâu dài. Họ sẽ phải thất bại. Không ai có thể thực sự kiểm soát người khác. Những người làm như vậy sẽ phải trả giá đắt cho hành vi của mình.

Trong thế gian này có hai hạng người. Những người không biết tới truyền thống và nguồn gốc của mình. Chỉ tìm cách kiểm soát người khác, không biết rằng mình sẽ tiêu vong. Hạng người thứ hai là biết truyền thống, gốc rễ và lịch sử của mình và biết rằng hạng người kia sẽ thất bại. Họ hiểu rằng bỏ đi những bản sắc của riêng mình hoặc áp đặt cái khác vào là những việc làm không lâu bền.

Pháp Sư Tịnh Không nói rằng Dân Tộc Trung Hoa đã trải qua năm ngàn năm lịch sử. Người ngoại quốc không hiểu được những đặc điểm của văn hóa Trung Hoa, không hiểu được sự minh triết Trung Hoa vốn đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền thống và văn hóa của chúng ta cũng độc đáo như truyền thống và văn hóa của những quốc gia khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những nét khác biệt.

Chúng ta cần phải bảo vệ văn hóa của mình cũng như tôn trọng văn hóa của các xứ khác, và ca tụng chân, thiện, mỹ của tất cả các dân tộc và các nền văn hóa. Như vậy chúng ta sẽ hiểu rằng sự đa dạng của tất cả nền văn hóa là sự kỳ diệu và hoàn mỹ.

Viếng thăm Hội Truyền bá Hồi Giáo ở Singapore: Vào cuối năm hai ngàn, lần đầu tiên Pháp Sư Tịnh Không, ông Lý Mộc Nguyên và hơn sáu mươi Tăng Sĩ và Cư sĩ thuộc Hội Phật Giáo Singapore và Hội Phật Đà thăm viếng tổ chức từ thiện của Hội Truyền Bá Hồi Giáo Singapore.

Những tịnh tài và tịnh vật được trao cho những người cư trú trong viện dưỡng lão và viện mồ côi của Hội và có ba mươi học bổng được cấp cho ba mươi sinh viên Mã Lai đang sống ở Singapore.

Các tờ báo địa phương như Liên Hợp Tảo báo Lain He Zao Bao, và Tân Dân nhật báo Xin Min Daily và Straits Time đều đưa tin về cuộc viếng thăm này. Mấy tuần sau khi báo chí đưa tin và phỏng vấn, cuộc viếng thăm vẫn hiện hữu trong tâm trí của người dân Singapore và chính phủ của họ đánh giá cao sự giao hảo giữa hai nhóm sắc tộc khác nhau.

Sau đó Pháp Sư Tịnh Không và ông Lý Mộc Nguyên Lập kế hoạch thăm viếng các nhóm Gia Tô Giáo, Án Giáo và các Tôn giáo khác, với hy vọng củng cố mối giao hảo liên Tôn giáo, giúp cho sự ổn định và hòa hợp xã hội, cũng như làm gương cho người khác noi theo. Làm lợi ích cho xã hội với lòng từ.

Từ bi giáo lý căn bản của Phật Giáo: Phật Giáo đích thực là một nền giáo dục, với mỗi ý nghĩ về phát tâm từ bi và biểu dương hòa bình. Pháp Sư Tịnh Không khuyên mọi người hãy gia tăng lòng khoan dung, mở rộng tâm trí để thương yêu mọi chúng sinh, không phải riêng gia đình và bạn bè mà còn với người xa lạ và kẻ thù, thú vật, cây cỏ cùng tất cả những loài vô tình.

Lòng từ bi vô lượng này là trung tâm của niềm tin, sự hiểu biết và pháp thực hành của hành giả. Từ bi là động lực dựa trên sự hiểu biết rằng tất cả chúng ta có cùng nguồn cội và tất cả là một thực thể.

Đức Phật giải thích Luật Nhân Quả Law of Cause and Effect rằng mọi ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta đều mang lại một hệ quả. Hoàn cảnh hiện tại và mọi sự việc xảy ra cho chúng ta đều có nguyên nhân mà chúng ra đã gieo trồng trong những kiếp trước.

Khi hiểu biết như vậy chúng ta sẽ đối xử với người khác một cách từ bi và thành thực, vì chúng ta biết rằng, ý nghĩa và lời nói và hành vi hiện tại của mình là nguyên nhân tạo ra những hệ quả ở tương lai. Vì vậy chúng ta nên quý trọng mọi mối quan hệ mà mình gặp hàng ngày.

Theo Phật Giáo thì để hai người cùng đi chung một chuyến xe bus, họ phải đã có một liên hệ nào đó với nhau trong nhiều kiếp trước.

Với người thân và bạn bè, chúng ta từng có liên hệ với nhau trong hàng ngàn năm để có thể thân cận như vậy trong kiếp này. Điều này dạy cho chúng ta một chân lý là đừng nghĩ tới điều lợi hay bất lợi cho riêng mình và đừng quan tâm tới những chuyện nhỏ mọn.

Tất cả các sinh linh đã có lần là cha mẹ của chúng ta trong quá khứ và sẽ là những vị Phật tương lai. Hiểu như vậy, chúng ta cư xử với người khác một cách hiền hòa và vui vẻ, vì chúng ta đã biết họ đã yêu họ trong những kiếp trước. Được gặp lại họ trong kiếp này là cơ may hiếm có.

Chúng ta cần phải quý trọng những liên hệ hiện tại, và không bận tâm với những chuyện nhỏ, vốn thực sự không có gì quan trọng.

Khi đạt được sự hiểu biết như vậy, chúng ta sẽ có thể giải trừ tính vị kỷ của mình và đạt được cấp độ tất cả là một, một là tất cả. Đây là bước đầu tiên tiến tới từ bi và là điều mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta làm. Có ba bước căn bản mà chúng ta phải thực hiện để phát tâm từ bi đối với người khác.

Thứ nhất là chúng ta có thể dùng tài sản hay sức lực của mình để giúp người khác vượt qua những lúc khó khăn của họ.

Thứ hai, chúng ta có thể giới thiệu những lời Phật dạy cho người khác và giúp họ đạt được lợi ích từ Phật Giáo.

Thứ ba, chúng ta có thể giảng giải cho họ biết nguyên nhân nỗi khổ hiện tại của họ và họ có thể làm gì để vượt qua sự đau khổ ấy, và do đó tạo dựng đời sống hạnh phúc. Đây là cách chúng ta phát triển lòng từ bi đích thực. Đây là việc mà Pháp Sư Tịnh Không đã làm bao nhiêu năm nay, để tạo lợi ích cho chúng sinh và làm gương cho tất cả chúng ta.

Bốn mươi năm giảng dạy: Từ bi để làm lợi ích chúng sanh: Trong bốn mươi năm, Pháp Sư Tịnh Không đã truyền bá Phật Pháp, khuyến khích mọi người đối diện với cuộc đời bằng thái độ tích cực và đón chào tương lai với niềm tin và hy vọng.

Hầu như tất cả mọi người thành công đều đã phải đối diện với những chướng ngại và những nghịch cảnh mà ít có người nào khác biết tới. Ngày nay người ta trông thấy những thành công và thành tựu của Ngài, rất ít người biết đến sự cô đơn và khó nhọc mà Ngài đã chịu đựng trong những năm đầu tu luyện bằng cách đi theo con đường ít ai đã trải qua.

Ngài tin tưởng vững chắc rằng nhiệm vụ căn bản của các Tăng Ni là truyền bá giáo lý chân chính của Đức Phật chứ không chỉ làm những lễ nghi Tôn giáo. Ngài từng bị hiểu lầm và bị nói xấu. Đó là thời gian Ngài rèn luyện mình, để chứng ngộ chân lý, để buông bỏ mọi tham dục và đạt được sự giải thoát tri kiến và giác ngộ.

Ngày nay chúng ta thấy Pháp Sư Tịnh Không được chào đón với những bó hoa, những tràng pháo tay và sự hỗ trợ ở bất cứ nơi nào Ngài tới.

Thính giả mong mỏi chờ đợi Ngài xuất hiện, biểu bộ sự thành kính khi Ngài bước lên pháp tòa để thuyết giảng. Có ai biết rằng phía sau những nụ cười và gương mặt bình thản của Ngài là một gánh nặng trách nhiệm, khối lượng của sự quan tâm tới chúng sinh khi Ngài ra sức truyền bá giáo lý của Đức Phật.

Pháp Sư Tịnh Không luôn ý thức về những khổ đau của chúng sinh và luôn có ý nghĩ làm sao để giúp họ thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngài cảm thấy có một nỗi buồn lớn cho tình trạng của thế gian và cảm thông với những đau khổ của muôn loài.

Sau khi di cư tới Đài Bắc do hoàn cảnh thay đổi, Ngài hoang mang không biết sau này mình sẽ đi tới đâu. Trong thời gian khó khăn này. Ông bà Cư sĩ Hàn Anh Yin Han đã cung thỉnh Ngài tới cư ngụ tạm nơi nhà của họ. Sự cống hiến này không dành cho bản thân của Pháp Sư mà phát xuất từ sự hiểu biết và hộ trì Phật Pháp của ông bà.

Mục tiêu chính yếu của bà Hàn Anh là bảo vệ những giáo lý chân chính và bảo đảm sự liên tục của những giáo lý đó cho các thế hệ tương lai. Bà dùng mọi phương tiện có thể để tìm chỗ cho Pháp Sư Tịnh Không thuyết pháp. Bà mượn hay thuê chỗ, bất kể rộng hay hẹp, rồi khuyến khích mọi người đến nghe Ngài diễn giảng.

Pháp Sư Tịnh Không nói rằng Ngài cũng như một hạt giống, đã được giáo sư Phương Đông Mỹ lựa chọn, Đại Sư Trương Gia gieo trồng và được Pháp Sư Lý Bỉnh Nam vun xới và ông bà Cư sĩ Hàn Anh chăm sóc.

Sau khi đã làm tròn vai trò hộ pháp cho Ngài Tịnh Không đạt đến thành tựu, bà Hàn Anh được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Tịnh Độ vào ngày mùng năm tháng ba năm 1997.

Qua tấm gương của bà, chúng ta đã thấy rõ công đức và lợi ích bất khả tư nghì tích lũy từ việc hộ trì chánh pháp. Điều này đã tăng thêm niềm tin của chúng ta vào tín ngưỡng, tri kiến và pháp môn tu tập của mình đồng thời tái củng cố niềm tin vào pháp môn Tịnh Độ của chúng ta.

Trên thế gian này thiện và ác xen lẫn với nhau. Điều thiện là bảo vệ chánh pháp, điều ác là phá hoại chánh pháp. Bà Hàn Anh là người suốt đời tranh đấu chống lại bất công, nhận ra được cái tốt đó khi bà gặp nó và bà đã vượt qua được những chướng ngại trong đời bà.

Vì vậy Pháp Sư Tịnh Không sẽ mãi mãi ghi nhớ lòng tử tế của những người hộ trì cho Ngài đạt thành tựu trên bước đương hoằng pháp.

Để đền đáp sự tử tế này, Ngài tha thiết kêu gọi hành giả tinh tấn tu tập, kiên trì không lùi bước và làm tất cả những gì có thể để được vào được Tây Phương Tịnh Độ, thành Phật ngay trong kiếp này.

Thông thường khi đã có tuổi, người ta về hưu để củng cố và hưởng thú vui gia đình, hoặc xa lìa cuộc sống, nằm đợi phút giây cuối cùng.

Nhưng Pháp Sư Tịnh Không dù đã qua tuổi bẩy mươi, Ngài vẫn khỏe mạnh và tiếp tục công việc của suốt đời mình, đó là gánh vác trách nhiệm giúp đỡ chúng sinh giác ngộ và giải thoát sinh tử luân hồi. Pháp Sư đã suốt đời xuất sắc nêu gương tốt ấy cho mọi người.

Tháng mười một năm một ngàn chín trăm chín mươi tám, Pháp Sư Tịnh Không bị cảm lạnh nặng và được khuyên nên nghỉ ngơi. Ngài sửa soạn sớm hơn thường lệ cho việc diễn thuyết và đợi những người thị giả tới đưa Ngài tới giảng đường. Trong thời gian này, Ngài tiếp tục chương trình nói chuyện hàng ngày vào buổi sáng và thường những bài thuyết pháp kéo dài hai giờ.

Bất kể mắt bị sưng và những cơn ho nghiêm trọng, Đại Sư Tịnh Không vẫn thuyết giảng với phong thái như thường thấy, nâng cao tinh thần và thu hút thính giả. Trong những bài giảng dài khi bệnh ho nặng hơn, Ngài vẫn tỏa ra dáng điệu vui vẻ.

Mọi người đều cảm động và một sự im lặng kính cẩn tràn ngập giảng đường. Từ lúc đó, các đệ tử của Ngài không muốn cáo bệnh nữa và đã cố gắng nhiều hơn để noi gương bậc Pháp Sư này.

Những bộ băng giảng chính của Pháp Sư Tịnh Không hiện có:

1. Kinh A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa ba trăm năm mươi VCD.

2. Kinh Vô Lượng Thọ mười hai băng cassettes.

3. Kinh Hoa Nghiêm một trăm tám mươi băng cassettes.

4. Kinh Địa Tạng tám mươi VCD.

5. Kim Kim Cang Bát Nhã hai trăm lẻ ba VCD.

6. Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác hai mươi chín VCD.

Những băng giảng của Pháp Sư Tịnh Không đã được Đạo Hữu Thanh Trí hiện ở Sydney, Úc Châu chuyển ngữ sang tiếng Việt:

7. Kinh Kim Cang Yếu Nghĩa năm băng video.

8. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Chương Tứ Tịnh Minh Hối năm băng video.

9. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo hai băng video.

10. Phật Pháp Bất Ly Sinh Hoạt một băng video.

11. Mục Tiêu Chung Cục Của Sự Học Phật Yếu Nghĩa Của Kinh Hoa Nghiêm một băng video.

12. Tịnh Ảnh Lục Lời Vàng Của Hòa Thượng Tịnh Không ba băng video.

13. Liễu Phàm Từ Huấn Cải Tạo Vận Mạng bốn băng video.

Quý Phật Tử muốn thỉnh các băng trên, xin liên lạc về Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu để thỉnh.

Cứu trợ nạn Nhân Thiên tai bằng tiền và tài vật: Vào tháng 7 năm 1998, mọi người trên thế giới đều theo dõi tin tức về cơn lụt lớn ở sông Trường Giang và sông Nộn Nen.

Hàng ngàn người dân và binh sĩ Trung Hoa đã vai sát vai đứng trong nước cao tới ngực, dùng thân mình làm những bức tường người để cứu những nạn nhân thiên tai và tài sản của họ thoát khỏi trận bão lụt lớn nhất trong một trăm năm qua.

Pháp Sư Tịnh Không tràn ngập lo buồn khi Ngài được biết về số phận của các nạn nhân, vì Ngài cảm thấy sự đau khổ của họ là sự đau khổ của mình.

Nếu những người dân Trung Quốc với mọi tầng lớp có thể đoàn kết để đối diện với đại họa này, tại sao Ngài cũng là người Trung Hoa lại không giúp đỡ?

Vào giữa tháng tám, Pháp Sư Tịnh Không, Cư sĩ Lý Mộc Nguyên, Hội Phật Giáo Singapore và Hội Phật Đà bảo trợ cuộc vận động quyên tiền giúp cho nạn thiên tai ở Trung Quốc.

Chỉ trong vòng vài tuần lễ, số tiền quyên góp đã lên tới một trăm năm mươi ngàn đồng Singapore. Số tiền này được trao cho Sứ Quán Trung Quốc tại Singapore và được phân phối ngay cho các nạn nhân. Tuy nhiên mọi người tiếp tục đóng góp cứu trợ và trong vài tuần đã có thêm năm trăm ngàn đồng Singapore nữa.

Trong những tuần lễ kế tiếp, Pháp Sư Tịnh Không và ông Lý Mộc Nguyên đã gởi tặng số tiền cứu trợ này cho Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền, bà Trần Bảo Lưu Bao Liu Chen và Đệ nhất Bí Thư ông Bành An Hải An Hai Peng cũng như các nhân viên của Đại Sứ Trung Quốc đích thân thăm viếng Hội Phật Giáo Singapore để nhận số tiền cứu trợ. Đệ nhất bí thư cũng viếng thăm Hội Phật Đà để ngỏ lời cảm tạ, nhân danh đại sứ và các nạn nhân.

Rồi vào tháng mười, Pháp Sư Tịnh Không lại nhận tin cho biết hầu hết những vùng thiên tai đang bước vào mùa đông khắc nghiệt mà các nạn nhân đã mất nhà, y phục, tất cả trong trận lụt bây giờ lại không có y phục mùa đông do khan hiếm.

Vì vậy, Pháp Sư lại kêu gọi mọi người thực hành tâm từ bi và hạnh bố thí, giúp đỡ các nạn nhân vượt qua cảnh thiếu thốn dường như bất tận này. Với lời kêu gọi khẩn cấp này, tiền cứu trợ được đóng góp mau chóng để làm một trăm ngàn bộ y phục mùa đông.

Pháp Sư đã giao cho cô Thôi Ngọc Tinh Yu Ling Cui, một doanh gia Trung Hoa chủ nhân một xưởng chế tạo dụng cụ nặng nhiệm vụ may và phân phối số y phục này. Cô Thôi Ngọc Tinh không những đã làm công tác này mà còn tặng thêm cho mỗi nạn nhân một trăm yuan tiền Trung Quốc và một bao bột mì.

Pháp Sư Tịnh Không rất vui mừng khi được biết rằng một số nhu cầu cấp thiết của các nạn nhân đã được đáp ứng. Những hoạt động từ bi này của Pháp Sư Tịnh Không không chỉ giải quyết một số nhu cầu vật chất của các nạn nhân mà còn gây cho họ niềm hy vọng xây dựng lại tất cả những gì đã mất.

Tái thiết các trường học và tạo niềm hy vọng trong vùng thiên tai: Trận lụt ở sông Tùng Hoa Songhuajiang và sông Nộn Nen đã nhấn chìm hoa mầu và những vùng nông nghiệp lớn, nhiều nhà cửa và trường học bị hư hại nặng và một số bị phá hủy hoàn toàn.

Pháp Sư Tịnh Không cảm thấy Chính Phủ Trung Hoa đã làm rất nhiều để giúp hai trăm triệu người chịu ảnh hưởng của trận lụt.

Về việc tái thiết các trường học, Ngài sẽ hết sức giúp đỡ bằng bất cứ cách nào có thể. Ngài biết rằng trường học là nơi tốt nhất để gây hy vọng.

Là cái nôi tri thức của nền văn minh hiện đại và sự phát triển xã hội. Trong số những kiến trúc thì trường học phải được tái thiết trước nhất, vì vậy công tác xây dựng lại trường tiểu học và Trung Học là điều cực kỳ quan trọng đối với Pháp Sư Tịnh Không.

Dưới sự hướng dẫn của chính Ngài, kế hoạch gây quỹ cho mười trường học Ánh Sáng Từ Bi và hai mươi trường hiếu kính thành đã được tiến hành mau chóng. Chẳng bao lâu nữa, nhờ lòng từ vô hạn của Ngài, chúng ta sẽ thấy được những ngôi trường mới xây mở cửa, từng trường một, trong vùng đất đông bắc rộng lớn của Trung Hoa.

Giúp đỡ dài hạn dành cho Trung Hoa, quê hương của Pháp Sư Tịnh Không: Pháp Sư Tịnh Không dành sự giúp đỡ cho Trung Hoa từ năm một ngàn chín trăm tám mươi, thường dưới hình thức quyên tặng tiền, sách, từ điển...

Từ năm 1989 tới 1995, Pháp Sư Tịnh Không đã tặng tám trăm bộ Đại Tạng Kinh cho các Tự Viện, Phật Học Viện và các Hội Phật Giáo dành cho các Cư sĩ.

Năm 1991, miền đông Trung Quốc bị lụt lớn. Pháp Sư đã làm hết sức để giúp đỡ. Và noi gương Ngài, Thư viện Phật Giáo Hoa Tạng, Cơ quan Giáo Dục Phật Đà đã tặng hai trăm năm mươi ngàn Mỹ kim để giúp các nạn nhân.

Năm 1992, cơ quan Giáo Dục Văn Hóa Phật Giáo ở Trung Quốc được thành lập và Pháp Sư Tịnh Không đã tặng bốn mươi ngàn Mỹ kim cho họ.

Năm 1993, Pháp Sư Tịnh Không bảo trợ cho nhà xuất bản Nam Kinh Nanjing và Thư quán Phật Giáo Thượng Hải để in và Ấn Tống miễn phí mười ngàn bộ tự điển Phật Học cho tất cả các trường Phật Học khắp Trung Quốc.

Cũng trong năm đó, Ngài cũng tặng ba mươi năm bộ, năm trăm cuốn E C L F D cho Thư Viện Bắc Kinh, và Thư viện Thượng Hải và một số trường Đại học.

Năm 1994, Ngài tặng sáu mươi ngàn đồng Singapore để giúp một dự án lập các Thư Viện trong hàng ngàn ngôi làng ở Trung Quốc. Năm 1997, Pháp Sư Tịnh Không viếng thăm thành phố quê hương của Ngài, Nơi ngài đã ra đi năm mươi năm trước.

Ngài gởi một trăm máy vi tính năm trăm tám mươi sáu cho trường Trung Học Lô Giang Lujang. Trong năm sau đó, Ngài tặng sáu trăm ngàn yuan cho thư viện mới thiết lập ở trường Trung Học Lô Giang Lujiang.

Siêu sinh Tịnh Độ bằng pháp môn Nhất Quán.

Tổ Ấn Quang, vị Tổ thứ mười ba của Tịnh Độ Tông.

Pháp Sư Tịnh Không tu theo pháp môn niệm Phật của vị Tổ này.

Thực hành hiếu kính và báo đáp công ơn:

Nền móng của pháp Tu Tịnh Độ: Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đức Phật dạy chúng ta ba điều căn bản, ba điều kiện để vãng sinh về Tây Phương Tịnh Độ.

Điều thứ nhất là hiếu kính với cha mẹ, các vị thầy, các bậc trưởng thượng, có lòng từ bi không sát hại sinh linh nào, và thực hành mười điều thiện. Pháp Sư luôn luôn dạy rằng, Phật Giáo là một nền giáo dục, dựa trên nền móng hiếu kính.

Làm sao chúng ta có thể tin là người khác thành thực, nếu họ không hiếu kính với cha mẹ?

Làm sao họ có thể tôn trọng chúng sinh nếu họ không kính trọng thầy của mình?

Hiếu kính không phải là quan tâm tới nhu cầu vật chất của cha mẹ, mà còn thực hiện ý nguyện của song thân nữa. Hiếu kính cũng là căn bản của truyền thống Trung Hoa.

Chúng ta cần phải mở rộng từ căn bản này bằng sự hiếu kính không chỉ với cha mẹ của mình mà còn với tất cả các bậc cha mẹ khác. Nếu chúng ta có thể kính trọng chúng sinh khắp pháp giới vì họ là cha mẹ quá khứ của mình, bảo vệ môi trường và quý trọng mọi liên hệ và hoàn cảnh thì như vậy là chúng ta đã thực hành hiếu kính tới chỗ thành tựu viên mãn.

Trong Khổng Giáo, hiếu kính được giới hạn trong gia đình, chủng tộc hay tổ quốc của chúng ta. Trong Phật Giáo hiếu kính được mở rộng bao gồm tất cả vạn vật trong vũ trụ. Lý do mỗi Phật Tử phát bốn đại nguyện hàng ngày chính là tâm quảng đại vô lượng này.

Nguyện thứ nhất là chúng sanh không số lượng, con nguyện đều độ khắp, là mở rộng không giới hạn lòng hiếu kính. Điều này cho thấy rằng sự báo đáp công ơn của Phật Giáo chính là phát triển sự hiếu kính của Khổng Giáo.

Trong pháp môn Tịnh Độ chúng ta thực hành hiếu kính với cha mẹ và các vị thầy của mình và báo đền bốn ơn cha mẹ, thầy tổ, tổ quốc, chúng sinh và Chư Phật, cũng giống như tất cả những pháp môn Phật Giáo khác.

Đó là lý do Phật Giáo được chấp nhận một cách mau chóng và nhiệt thành ngay khi Tôn giáo này vừa mới truyền vào Trung Hoa lần đầu tiên. Phật Giáo hoàn hảo trong những luật tắc và giáo lý.

Sự minh triết của Phật Giáo dành cho hết thảy chúng sinh, kính trọng các bậc thầy và giáo lý của các Ngài, biết ơn và báo ơn của người khác, đó là những nhân tố chính yếu làm cho Phật Giáo đã thịnh vượng ở Trung Hoa.

Pháp Môn Nhất Quán, con đường đơn giản và trực tiếp để thành tựu: Khi mới nghiên cứu Phật Giáo, Đạo Sư Tịnh Không đọc những cuốn sách viết về những nguyên lý và giáo lý cốt tủy của Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Duy Thức Tông, Tam Luận Tông, v.v....

Ngài đã rất may mắn được gặp những vị thầy giỏi, uyên thâm, đạo đức và nổi tiếng, vì vậy Ngài đã mau chóng xây dựng nền móng vững chắc về giáo lý.

Ngài giải thích: dưới sự hướng dẫn của giáo sư Phương Đông Mỹ Dong Mei Fang, tôi được biết rằng nghiên cứu và thực hành Phật Giáo là niềm vui lớn nhất cho loài người.

Với Đạo Sư Trương Gia Zhang Jia, tôi nhận ra ý nghĩa thực sự của minh triết và xả ly.

Sau đó, Pháp Sư Tịnh Không học với ông Pháp Sư Lý Bỉnh Nam Bing Nan Lee. Khi Pháp Sư Lý bảo Ngài hãy buông bỏ tất cả những gì ông đã dạy trước đây và bắt đầu làm lại từ đầu, Ngài đã nghe lời. Sau mười năm học giáo lý của Thầy Lý Bỉnh Nam.

Pháp Sư Tịnh Không hiểu rằng người ta có thể đạt giác ngộ viên mãn bằng cách học bất cứ cuốn Kinh nào, thực hành bất cứ pháp môn nào trong tám mươi tư ngàn pháp môn.

Tuy nhiên điều quan trọng là sơ cơ nên chọn cuốn Kinh nào và pháp môn nào thích hợp với mình nhất và tập trung riêng vào cuốn Kinh đó liên tục trong nhiều năm.

Chỉ bằng cách tập trung này mà chúng ta có thể đạt được định tâm sâu xa và chứng ngộ trí tuệ nội tại của mình. Với sự nhẫn nhục và tinh tấn như vậy, chúng ta sẽ thành tựu trong sự học ngoại điển lẫn nội điển.

Khi sáng lập Trường Giáo Dục Phật Giáo thì chương trình giảng dạy được soạn theo ý nguyện của Pháp Sư Tịnh Không cũng thành hình.

Pháp Sư tin chắc rằng trong xã hội hiện đại của chúng ta chỉ có phương pháp giảng dạy theo truyền thống Trung Hoa mà Pháp Sư Lý Bỉnh Nam đã dùng mới thích hợp với việc giáo dục của những người kế thừa Phật Giáo.

Vì vậy, từ lúc bắt đầu dự án, nhà trường, nguyên tắc của trường, mục tiêu và soạn chương trình, tất cả đều theo triết lý của Pháp Sư Tịnh Không.

Phương pháp dạy theo truyền thống Trung Hoa là tập trung và nghiên cứu một đề tài. Pháp Sư cảm thấy rằng phương pháp truyền thống này có hiệu quả hơn là phương pháp mà các trường Phật Học và các Đại học ngày nay đang dùng.

Ngài nói: Mục tiêu của một trường Phật Học hoàn toàn khác với các trường Đại học hiện đại.

Thí dụ, mục tiêu của một trường y khoa là đào tạo Bác Sĩ, mục tiêu của một trường luật là đào tạo Luật Sư, còn mục tiêu của một trường Phật Học là học thành Phật và Bồ Tát. Chế độ quản trị và chương trình giảng dạy của nền giáo dục hiện đại không thích hợp với nền giáo dục Phật Giáo.

Nếu chấp nhận chế độ giáo dục hiện đại, chúng ta sẽ không chỉ lãng phí tiền bạc và nhân lực, mà còn có điều quan trọng hơn nữa là chúng ta sẽ làm cho người ta mất cơ hội đạt đến giác ngộ, và như vậy là một sự sai lầm lớn.

Vì vậy, Pháp Sư Tịnh Không cho rằng các trường Phật Học nên dùng phương pháp này, như các thầy Tổ đã dùng, chúng ta mới đạt được thành tựu.

Hội Phật Đà tại Queensland, Úc Châu.

Tại sao chế độ giáo dục Phật Giáo ngày nay không có hiệu quả?

Vì chúng ta đã từ bỏ quá khứ của mình để thu nhận những gì phổ thông ngày nay. Phương pháp truyền thống dạy sinh viên cách tập trung tâm trí còn phương pháp hiện đại chỉ dạy sinh viên tích lũy thông tin mà hầu như không dạy gì về thiền. Tóm lại, chúng ta bị kẹt trong những tiểu tiết mà quên mục tiêu, thấy rừng mà không thấy cây.

Làm sao chúng ta có thể hy vọng đạt thành tựu?

Hội Phật Đà tại Queensland, Úc Châu áp dụng pháp môn Tịnh Độ: Pháp tu thích hợp nhất cho xã hội hiện đại. Đức Phật nói rằng trong thời chánh pháp người ta thành tựu pháp thiền quán, trong thời Tượng Pháp, người ta thành tựu pháp thiền định và trong thời Mạt Pháp, người ta thành tựu pháp môn Tịnh Độ.

Vì vậy Pháp Sư Lý Bỉnh Nam cống hiến cuộc đời của mình cho việc thực hành và giảng dạy pháp Tu Tịnh Độ.

Ở đỉnh cao sự nghiệp dạy đạo của Pháp Sư Lý Bỉnh Nam, có khoảng hai trăm ngàn hành giả Tịnh Độ tu theo giáo lý này. Lối dạy của ông rất mềm dẻo và sáng tạo, vì ông hướng dẫn người học theo trình độ hiểu biết của mỗi người.

Ông là một người đáng kính, là khuôn mẫu cho tất cả mọi người, cuộc đời của ông phản chiếu những gì ông dạy cho người khác.

Dưới sự hướng dẫn của Ngài Lý Bỉnh Nam, Pháp Sư Tịnh Không thấu triệt rằng Tịnh Độ là pháp môn thích hợp nhất cho thời đại này và do đó Ngài đã dành cuộc đời của mình cho việc truyền dạy pháp môn Tịnh Độ này.

Ngài nhận thấy rằng một học giả Phật Giáo có thể đọc nhiều về giáo lý và có vẻ biết đủ thứ, nhưng lại không thể giải quyết những vấn đề căn bản sinh, lão, bệnh và tử, không thể giúp chúng sinh giải thoát luân hồi.

Bây giờ chúng ta đang ở trong một thời mạt pháp, vì vậy pháp môn Tịnh Độ là phương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.

***