Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

QUÝ VỊ THẤY PHẬT PHÁP ĐÃ BIẾN THÀNH PHẬT HỌC, CÒN LẠI THỨ ẤY

QUÝ VỊ THẤY PHẬT PHÁP ĐÃ

BIẾN THÀNH PHẬT HỌC,

CÒN LẠI THỨ ẤY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chùa Miếu càng tráng lệ, giàu có, nguy nga hơn, nhưng là nơi để ngắm cảnh, du lịch, vẫn tồn tại, Kinh Điển hãy còn, nhưng Kinh Điển bị các trường học trong thế gian coi như học thuật để nghiên cứu, gọi bằng danh xưng đẹp đẽ là Phật Học. Quý vị thấy Phật Pháp đã biến thành Phật Học, còn lại thứ ấy.

Điều gì chẳng có?

Người trì giới chẳng có, người khổ hạnh chẳng có, Phật Pháp bèn diệt. Chúng ta phải hiểu đạo lý này.

Điều gì khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài?

Ai nấy đều trì giới, ai nấy chẳng sợ khổ, bằng lòng tu khổ hạnh, trong cuộc sống bằng lòng chịu khổ một chút, tốt lắm, vì sao?

Khiến cho chúng ta chẳng tham luyến thế gian này.

Nếu cuộc sống quá giàu có, dư dả, sống rất khá, quý vị chẳng nỡ rời khỏi thế gian này, A Di Đà Phật duỗi tay mời quý vị sang Thế Giới Cực Lạc, quý vị vẫn thưa với Ngài: Con ở đây khá lắm, sợ rằng chẳng kém Thế Giới Cực Lạc. Quý vị sẽ nghĩ như vậy, chẳng muốn ra đi. Do vậy, quý vị thấy Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện, Tôn Giả Đại Ca Diếp là Cổ Phật tái lai, nêu gương cho chúng ta.

Vì sao chúng ta khó đoạn phiền não dường ấy?

Rất nhiều đồng tu đã rất cảm khái nói với tôi, rất muốn đoạn, nhưng vì sao chẳng thể đoạn nổi?

Quý vị chẳng thể chịu khổ, nên chẳng đoạn được. Quý vị chẳng thể trì giới, sẽ đoạn không được, đơn giản như thế đấy.

Vì sao người trước kia đều có thể làm được, nhưng nay chúng ta chẳng thể làm?

Người hiện thời học khoa học, chú trọng dinh dưỡng, ăn uống bèn chú trọng màu sắc, hương vị.

Đó là gì?

Mỗi ngày đều tăng trưởng phiền não, làm sao quý vị có thể đoạn phiền não được?

Quý vị đã đi theo đường lối trái ngược.

Vì thế, quý vị lắng lòng tư duy sẽ biết, hiện thời chúng ta tu hành bị chướng ngại chỗ nào?

Do chính mình tạo tác, chẳng có người nào khác chướng ngại chính mình. Thật sự muốn Phật Pháp hưng vượng, mà chẳng tuân thủ lời răn dạy của Phật Đà, sẽ chẳng có cách nào thành tựu. Vì thế, trong Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa, Lão Cư Sĩ Giang Vị Nông vẫn đề xướng khất thực. Trong quá khứ, tôi giảng Kinh Kim Cang có tham khảo bộ Giảng Nghĩa của cụ.

Hiện thời, có thể khất thực hay không?

Có thể, nhưng chắc là chẳng thể nào khất thực theo thứ tự được. Ở Hương Cảng, quý vị đi khất thực bảy nhà, sợ rằng chẳng có ai cúng dường quý vị.

Nếu quý vị đi hết một con đường, có lẽ sẽ gặp được một người, người học Phật ở Hương Cảng chẳng ít. Thật sự học Phật, sẽ có Long, Thiên, Thiện Thần, Phật, Bồ Tát gia hộ, quý vị sẽ gặp người thiện tâm tới cúng dường quý vị.

Nói chung, phải hình thành một phong khí mới được, sẽ bớt nhiều việc lắm. Nhưng chúng ta ở nơi này thuộc vùng ôn đới, chẳng phải là nhiệt đới, ba y chẳng đủ. Vì thế, Phật Pháp truyền tới Trung Quốc, ba y tại Trung Quốc hoàn toàn biến thành lễ phục. Người Trung Quốc vẫn mặc y phục của chính mình. Áo hải thanh rộng tay chính là y phục đời Hán.

Phật Giáo được truyền vào từ đời Hán, vẫn y như cũ gìn giữ trang phục đời Hán, điều này rất tốt. Áo rộng tay to là lễ phục của chúng ta. Bình thường chúng ta mặc trường quải áo tràng tay hẹp, áo nhật bình là y phục đời Minh, làm việc khá thuận tiện, áo hải thanh đời Hán dùng làm lễ phục.

Trong khi làm Phật Sự, cũng như trong học tập, về phương diện lễ tiết, chúng ta đắp y. Y ấy là y hai mươi lăm điều, là đại lễ phục, y bảy điều là lễ phục thông thường, bình thường. Y ấy y hai mươi lăm điều là đại lễ phục, khi giảng Kinh, lên lớp là đại lễ, bèn mặc lễ phục đại lễ. Khi lạy Phật là đại lễ. Bình thường, trong sinh hoạt hằng ngày, ăn cơm, y bảy điều là được rồi.

Tiếp đãi tân khách thì thông thường y bảy điều là được rồi. Đó là lễ phục chia theo đẳng cấp. Y năm điều là quần áo lao động, nhưng tại Trung Quốc đã chẳng còn thích hợp, chỉ giữ lại làm kỷ niệm, chẳng thích hợp để sử dụng.

***