Trong quaù khöù quan ñieåm
giaù trò laø hieáu, ñeã, trung,
tín, leã, nghóa, lieâm, sæ.
Hieän thôøi chaúng coøn nöõa.

tonsutrongdao.edu.vn

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ LẦN THỨ BỐN - TẬP BỐN - B

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

LẦN THỨ BỐN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP BỐN - B
 

Cho nên người thời xưa tu hành xây Đạo tràng phải xây ở trong núi sâu, chỗ không có dấu chân người, lên núi rất không thuận tiện, không có công cụ giao thông, lối mòn dê đi.

Vì sao vậy?

Chính là tránh bị nhiễu loạn. Cho nên chọn lựa những nơi này là để bất lao bế quan án tọa. Bế quan cũng là xa lìa quấy nhiễu, án tọa là thiền định, trong Thiền đường tọa hương.

Nhưng đối với Tịnh Tông không cần phải những hình thức này, ở mọi lúc vào mọi nơi thảy đều có thể tu hành, chính là một câu Phật hiệu niệm không gián đoạn, không luận làm bất cứ việc gì không quên niệm Phật, không luận làm cái gì, sau khi làm xong không để ở trong tâm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, đây gọi Phật Pháp. Cho nên Phật Pháp cùng thế pháp có thể song hành, không chướng ngại nhau.

Phía sau nói rất hay: Đản phát, quảng đại giác tâm, nhất hướng chuyên niệm danh hiệu, hạ chí thập niệm, nhất niệm, diệc đắc vãng sanh. Đây hoàn toàn là thật, một niệm mười niệm đây là nói lúc lâm chung. Sự việc này tôi nhắc nhở đồng tu, khuyến khích đồng tu phải học Lão Hòa Thượng Hải Hiền, làm sao cho lúc lâm chung chính mình làm chủ, không cầu người khác trợ niệm.

Đây chính là nói rõ một sự việc, việc gì?

Trợ niệm không đáng tin, trợ niệm sợ nhiễu loạn. Lão Hòa Thượng vãng sanh chọn lựa vào nửa đêm, mọi người đều ngủ nghỉ rồi, đợi các vị vừa ngủ nghỉ hết thì Ngài ra đi, không có chút quấy nhiễu nào. Việc này quá quan trọng.

Còn như chúng ta hy vọng người khác trợ niệm, đến lúc đó không có người đến trợ niệm thì phải làm sao?

Vậy chẳng phải lại đi đến ba đường rồi sao?

Nhất định phải có thể chính mình làm chủ được mới không việc gì. Chúng ta xem thấy ở trong báo cáo này, mẫu thân của Lão Hòa Thượng Hải Hiền thật cừ khôi. Bà là cư sĩ tại gia, tuổi già không người chăm sóc. Lão Hòa Thượng Hải Hiền vô cùng hiếu thuận với mẹ, đón bà đến ở trong Đạo tràng để cúng dường. Ở trong Đạo tràng qua một thời gian, bà biết trước giờ ra đi.

Đó là một người niệm Phật, con trai bà niệm Phật đã niệm chín mươi năm, bà có thể không Niệm Phật hay sao?

Công phu niệm Phật của bà cũng không thấp hơn con trai, nhưng bà không nói, bà chỉ nói với con trai muốn về quê hương. Rời khỏi quê hương nhiều năm, đột nhiên muốn về quê hương. Trên thực tế nói về quê hương chính là vãng sanh.

Quê hương bà vẫn còn con, còn cháu, cho nên sau khi về đến quê nhà, bà thảy đều triệu tập tất cả con cháu đến, cả nhà hoan hỷ cùng đoàn tụ, chính bà đích thân gói sủi cảo cho mọi người ăn.

Sau khi ăn xong bà ngồi trên ghế nói với mọi người: Ta đi đây! Nói lên một tiếng, đầu hơi nghiêng, bà đi thật, không cần người trợ niệm, không bị chút quấy nhiễu, đi được quá đột nhiên. Mọi người ở ngay hiện trường đều ngẩn ra, vừa rồi thấy bà còn ăn được rất vui vẻ, làm sao nói đi thì đi rồi. Đây đều là đến để biểu diễn.

Biểu diễn gì?

Một câu Phật hiệu không thể nghĩ bàn. Vào lúc đó là thời đại động loạn, điều kiện đời sống rất kém, nên Lão Hòa Thượng Hải Hiền liền dùng mấy tấm ván mỏng đóng thành một cái quan tài, để đem mẫu thân mai táng. Thế nhưng trước sau Lão Hòa Thượng trong lòng bất an, cảm thấy có lỗi với mẫu thân, vì không có được chuẩn bị được tốt.

Trải qua sáu năm hoàn cảnh cảnh tốt hơn, Ngài muốn đem mẫu thân cải táng, khai quật mộ phần lên, khi mộ phần mở ra, không có người, không thấy mẫu thân đâu.

Việc này quyết định không phải là lừa gạt người, chắc chắn không có người trộm mộ phần vì trong nhà bần hàn, một xu tiền cũng không có, không có chôn theo tài vật gì, không có, cho nên không thể nào có người trộm mộ.

Vì sao không hề thấy tử thi?

Lúc này mọi người liền nghĩ đến Tổ Sư Đạt Ma năm xưa ở đời, cũng là diễn cái sự việc này. Có người từ Tây Vực đến nói với mọi người rằng họ thấy Đạt Ma mang một chiếc giày cỏ.

Người khác nghe được lời nói này liền nói: Làm gì có việc này. Liền đem quan tài của Đạt Ma mở ra, không có người, trong quan tài chỉ có một chiếc giày cỏ. Điều này chứng minh lời của người đó nói không sai, Ngài đích thực là một chân mang một chiếc giày cỏ, người đi rồi.

Mẫu thân của Lão Pháp Sư Hải Hiền có phải là Bồ Tát tái lai hay không?

Hay cũng giống như Đạt Ma vậy, du hý nhân gian?

Việc này không có người chứng minh, còn Tổ Sư Đạt Ma thì có người nhìn thấy đi một chiếc giầy cỏ. Bà vì chúng ta mà làm biểu pháp cho pháp môn niệm Phật công đức thành tựu không thể nghĩ bàn.

Khi mẫu thân Ngài vãng sanh là tám mươi sáu tuổi, thân thể khỏe mạnh, không cần người chăm sóc, trước khi ra đi cùng nói cười với mọi người, chính tay gói sủi cảo cho mọi người ăn, bà cũng không có nói trước với mọi người, ăn xong nói đi thì đi thật, là đột nhiên, làm cho mọi người cảm thấy rất kinh ngạc, một người khỏe mạnh như vậy vì sao nói đi thì đi ngay. Cho nên cái pháp môn này lâm chung một niệm mười niệm quyết định vãng sanh.

Bất ngộ thế gian công tác, y cửu đốn thoát sanh tử, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn chỉ có một môn này là ngày nay có thể làm được.

Tổ Sư Đạt Ma đó là thiền, vậy phải là người căn tánh thượng thượng, quyết không phải người phổ thông có thể làm được. Tổ Sư Đạt Ma có thể làm thị hiện như vậy, sau Đạt Ma không có nghe nói có người thứ hai. Còn mẫu thân của Lão Hòa Thượng Hải Hiền là Niệm Phật mà đi.

Cho nên pháp môn Niệm Phật: Ký năng tự giác giác tha, quảng độ chúng sanh ư vị lai, diệc phục tự tha cụ lợi, tạo phước xã hội ư đương thế. Đây chính là nói cho người tu Tịnh Độ. Bạn xem Lão Hòa Thượng Hải Hiền xuất gia chín mươi hai năm, chín mươi hai năm hoàn toàn làm nghề nông.

Đạo Tràng của Ngài ở đâu vậy?

Đạo Tràng ở đồng ruộng, ở vườn rau. Đó là chỗ Ngài tu hành, là Niệm Phật Đường của Ngài. Ngài là một người cần khổ lao động, năm xưa có một sư đệ là Hòa Thượng Hải Khánh có lúc giúp Ngài làm. Sau khi Lão Hòa Thượng Hải Khánh đi rồi, Ngài một mình làm. Hòa Thượng Hải Khánh lưu lại nhục thân, toàn thân Xá Lợi, hiện tại cúng dường ở trong Chùa nhỏ của Ngài.

Cho nên Ngài cả tự, tha đều lợi, tạo phước xã hội, tâm địa từ bi, khắc khổ lao nhọc, trồng những lương thực rau cải, đều phân tặng cho người nhà nghèo khổ, giúp đỡ mọi người, tạo phước một phương.

Chúng ta xem tiếp đoạn phía sau: Thị cố Kinh vân: Đương lai chi thế, Kinh Đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử Kinh, chỉ trụ bách tuế, kỳ hữu chúng sanh, trị tư Kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ, thành thử giới tha phương, nhất thiết hữu tình, lìa khổ đắc lạc, cứu cánh bồ đề chi pháp yếu dã.

Thị cố Kinh vân, là chính ngay Bổn Kinh này, nói được rất rõ ràng: Đương lai chi thế là chỉ khi pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật kết thúc. Pháp vận này của Thích Ca Mâu Ni Phật, hiện tại chúng ta gọi là ảnh hưởng, mặt ảnh hưởng của nó là cả thảy thế giới, thời gian ảnh hưởng là mười hai ngàn năm.

Trên Kinh nói chánh pháp một ngàn năm, Tượng pháp một ngàn năm, mạt pháp một vạn năm. Chánh, tượng, mạt chính là một suy tướng. Chánh pháp cùng với thời Phật tại thế vẫn không xa lắm, nên vẫn còn gìn giữ cái hình tượng đó.

Tượng Pháp thì suy rồi, không thể so với chánh pháp. Mạt pháp thì càng suy, mạt pháp không thể so được với Tượng Pháp, mạt pháp mười ngàn năm, y theo ghi chép của Tổ sư đại đức chúng ta, mười ngàn năm này thì một ngàn năm đầu qua đi rồi, hiện tại là bắt đầu một ngàn năm thứ hai, năm nay là bốn mươi mốt năm.

Cũng chính là y theo ghi chép của đại đức xưa, Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ đến năm nay là 3.041, cũng như nói về sau vẫn còn chín ngàn năm, Phật Pháp của chín ngàn năm sẽ không diệt mất, nhưng có hưng có suy, hiện tại là suy, chân thật suy đến cùng tột.

Chúng ta làm thế nào cứu nó hưng khởi?

Phải thật làm, nếu không thật làm thì không thể cứu. Phật Học Viện tôi dạy qua, dạy qua mấy năm giật mình tôi không dám dạy nữa.

Vì sao vậy?

Biến chất rồi. Phật Học Viện dạy là Phật Học thường thức, không phải là dạy giới định huệ Tam Học, không phải Tứ Nhiếp, Lục Độ.

Cái vấn đề này thì nghiêm trọng rồi vì mục đích giáo học của Phật Pháp không phải dạy bạn đọc rất nhiều Kinh, ghi nhớ được rất nhiều sự việc, không phải cái ý này, đây là thế pháp, không phải Phật Pháp. Phật Pháp dạy bạn được định, dạy bạn khai ngộ.

 Bắt đầu từ chỗ nào?

Bắt đầu từ trì giới.

Còn không có giới luật thì làm sao được?

Làm gì có cái đạo lý này?

Nhân giới được định, nhân định khai huệ. Vào thời xưa không luận xuất gia tại gia, học Phật trước tiên là năm năm học giới, phải chân thật thực tiễn. Xuất gia quyết định phải tuân thủ Sa Di Luật Nghi, Tỳ Kheo giới, Bồ Tát giới, tam tụ tịnh giới, đây là gốc.

Tại gia học Phật phải tu Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, Bát Quan Trai Giới, tiếp theo chính là Bồ Tát giới, Bồ Tát giới tại gia, phải thật làm.

Hiện tại chúng ta xem thấy, chân thật xem thấy ở Srilanka, Srilanka là tiểu thừa, họ vẫn còn lưu giữ qui củ mà Thế Tôn năm xưa để lại, hiện tại người xuất gia đến dưới gốc cây ngủ một đêm, không nhiều, thế nhưng họ ở chòi tranh, ở hang động, trên núi đào một cái động, họ không nằm giường, buổi tối là ngồi thiền.

Việc này thì rất nhiều, đây là người chân thật tu hành, ở hang, ở núi, ở chòi tranh, rất được đại chúng tôn kính, chân thật vạn duyên buông xả, chỉ có ba y một bát.

Srilanka là khí hậu nhiệt đới, cho nên ba y thì đủ. Còn cư sĩ tại gia học Phật, họ đều có thể tuân thủ Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện, Bát Quan Trai Giới, mỗi một tháng chí ít đại khái có năm ngày đến mười ngày tu Bát Quan Trai Giới.

Bát quan trai giới phải đến Tự Viện để tu, có nam chúng Tự Viện, có nữ chúng Tự Viện, ở qua một ngày trong Tự Viện, trải qua đời sống của người xuất gia hai mươi bốn giờ.

Chúng ta xem thấy thật hoan hỷ, không thể tưởng tượng trên thế giới còn có người chân thật tu hành. Chúng ta hy vọng ở nơi đây thành lập một Đại Học Phật Giáo, vì Phật Giáo toàn thế giới bồi dưỡng sư chất, hoằng pháp, hộ pháp.

Chúng ta hy vọng có thể hoàn toàn tuân thủ loại truyền thừa cổ xưa của Thế Tôn. Đó chính là dùng giới định huệ, chân thật bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp nhà Phật, nghiêm trì giới luật, buông xả vạn duyên, phải có thể chịu khổ.

Người xuất gia Srilanka giữ giới không cầm tiền. Họ tay không cầm tiền, không có tiền tài, đích thực ngoài ba y, một bát ra không có bất cứ thứ gì.

Vậy khi đi ra ngoài thì làm sao?

Srilanka tốt, chỉ cần là người xuất gia thì ngồi xe đều miễn phí, còn hơn thế nữa mấy chỗ ngồi phía trước chuyên môn giữ lại để cho người xuất gia. Không chỉ không thu phí, chỗ ngồi tốt nhất giữ lại cho người xuất gia.

Cho nên trên thân người xuất gia không mang theo tiền, đi khắp cả nước, giao thông không chướng ngại, nhân dân tôn trọng người xuất gia, tổng thống đều lễ bái đối với Cao tăng đại đức xuất gia, đều quỳ lễ bái.

Cho nên chúng ta hy vọng ở nơi đây xây trường học, duyên chín muồi còn phải xây dựng một cái Đại Học Tôn giáo. Chúng ta đề xướng Tôn giáo phải đoàn kết, Tôn giáo phải học tập lẫn nhau, Tôn giáo thế giới là một nhà, hóa giải mâu thuẫn giữa Tôn giáo và Tôn giáo, không cho phép Tôn giáo có xảy ra xung đột.

Nếu xẩy ra xung đột thì đây chính là làm cho người thế gian cái ấn tượng rất không tốt, nên Tôn giáo phải hòa thuận. Chúng ta mười mấy năm nay làm cái công tác này có hiệu quả, làm thành công, hiện tại phải đem nó thúc đẩy, phải mở rộng.

Năm 2.000, tôi di dân đến Úc Đại Lợi. Ở Úc Châu, người lãnh đạo của Úc Châu, hy vọng tôi giúp họ đoàn kết Tôn giáo, đoàn kết chủng tộc, trong mười mấy năm này có được chút hiệu quả.

Trước tiên ta ở trong cái thị trấn nhỏ đoàn kết lại. Cái thị trấn nhỏ này là một đa nguyên văn hoá tiêu chuẩn, nhân khẩu không nhiều, chỉ có một trăm hai mươi ngàn người, có hơn tám mươi chủng tộc, có hơn một trăm loại ngôn ngữ khác nhau, mười mấy Tôn giáo, chân thật là thành phố đa nguyên văn hoá.

Hiện tại thông qua mười năm, chúng ta làm ra một tấm gương tốt cho mọi người xem, trong cái thành phố nhỏ này đoàn kết Tôn giáo lại, do Tôn giáo dẫn dắt, dẫn đầu, đem cái thành phố nhỏ này làm thành một thành phố đa nguyên văn hoá, hài hòa đệ nhất trên thế giới.

Chân thật làm được thành công, đáng để chúng ta rất an ủi, hy vọng tiếp tục không ngừng mở rộng, mỗi một thành thị đều có thể làm như vậy, thế giới liền hài hòa, thế giới đại đồng, thế giới hòa bình có thể thực hiện được. Quan trọng chính là phải giáo học.

Cõi nước Chư Phật, Bồ Tát tốt đẹp thanh tịnh trang nghiêm làm sao mà có được?

Do giáo học mà được. Tất cả Chư Phật, Bồ Tát không vị nào không giảng Kinh nói pháp. Phật Pháp của Srilanka đích thực đắc lực ở những Pháp Sư, những người xuất gia này.

Người xuất gia mỗi mỗi đều sẽ giảng Kinh, mỗi mỗi đều gánh vác sứ mạng giáo học. Toàn quốc của họ có hơn mười ngàn Tự Miếu, chủ nhật mỗi tuần Tự Miếu mở rộng quần chúng đến học tập.

Tôi có đi tham quan một Tự Miếu, khi tôi đến không có thông báo, vì muốn xem chân tướng của nó. Sau khi tôi bước vào xem thấy cái Tự Miếu này ngày hôm đó có hơn ba ngàn người, chủ yếu là học trò, phục trang chỉnh tề, từng nhóm từng nhóm quây tròn, một vị Pháp Sư ở nơi đó giảng, có mấy mươi học trò vây quanh nghe.

Tôi xem thấy dường như có hơn ba mươi Pháp Sư, trong điện đường, ngoài hành lang, trên đất trống đều ngồi đầy người, trật tự rất tốt, xem thấy thật là cảm động người.

Chúng tôi đi tham quan, học trò chuyên tâm nghe giảng không có ngoái đầu ghé tai để ngó nhìn chúng tôi, không có tình hình như vậy, họ cảm thấy như không có việc gì, chuyên tâm đang học tập. Chúng tôi xem thấy rất cảm động, trước giờ chưa từng thấy qua. Đây là một quốc gia Phật Giáo.

Hiện tại chúng ta có duyên, đại khái không lâu ở tương lai, ta sẽ xem thấy một quốc gia nữa, đó là Indonesia, quốc gia Hồi Giáo.

Bộ giáo dục Indonesia, quan viên chủ quản trung, tiểu học, quan viên cao cấp này chủ quản trung, tiểu học toàn quốc đến Hong Kong để thăm tôi quan hệ của tôi cùng Indonesia rất tốt nói với tôi một sự việc, đó là chính phủ Indonesia từ tháng bảy năm nay, trung, tiểu học toàn quốc xúc tiến giáo trình Đệ Tử Quy Đây là Nho Gia của chúng ta, học sinh trung, tiểu học toàn quốc cần phải học tập.

Tôi hỏi ông ấy: Trung, tiểu học toàn quốc tổng cộng có bao nhiêu trường?

Ông ấy nói với tôi: Có mười lăm vạn.

Thúc đẩy giáo học của Đệ Tử Quy, vậy cần phải có Lão Sư, một trường học một Lão Sư, vậy cần phải mười lăm vạn người, nếu một trường hai thầy thì phải ba mươi vạn người, làm sao bồi dưỡng?

Cho nên bộ giáo dục quyết định thành lập một lớp bồi dưỡng sư chất Đệ Tử Quy. Lớp bồi dưỡng này chuyên môn bồi huấn giảng Đệ Tử Quy, dạy Lão Sư Đệ Tử Quy. Chỉ một môn bài khóa, chúng ta tin tưởng chỉ cần bốn tháng thì đủ rồi.

Như vậy một năm có thể làm hai lần, nếu như làm dầy hơn một năm có thể làm ba lần. Họ thành lập cái lớp này, chúng ta toàn lực trợ giúp họ, giúp đỡ họ, quan trọng nhất là thầy giáo.

Ở Malaysia chúng ta có mấy mươi vị thầy giáo đều có thể dạy Đệ Tử Quy. Lớp bồi dưỡng sư chất Đệ Tử Quy bên đó của họ học xong rồi. Tốp thứ nhất chúng ta có thể giúp cho họ, những thầy giáo Malaysia có thể đến bên đó dạy, dạy một tốp, hai tốp, nhiều nhất là ba tốp. Bồi dưỡng Lão Sư của chính họ, sau đó chính họ không thể gián đoạn tiếp tục bồi dưỡng.

Giáo dục hiện tại phải làm sao?

Dùng giáo học từ xa. Cho nên tôi mời họ tổ chức đoàn đến Úc Châu để tham quan, để tham khảo. Úc Châu diện tích rộng, nhân khẩu ít, trẻ nhỏ đi học rất không thuận thiện, cho nên từ tiểu học liền có thể dùng giáo học từ xa, chúng học ở trong nhà chỉ cần có một vi tính thì có thể học, tiếp nhận thầy giáo trường học lên lớp.

Mỗi năm có hai ba lần, thầy giáo trường học đến các nơi để cử hành trắc nghiệm, cho nên học trò một năm chỉ có hai lần tham gia thi cử, cũng không cần đến trường học.

Bạn thấy giáo học từ xa này Hong Kong đã có, Đại Học Úc Châu có thể ở trong nhà chính mình học, trường học sẽ phái giáo thọ đến Hong Kong, tập hợp học sinh lại cử hành thi cử, một năm hai lần, khi tốt nghiệp trường học phát văn bằng.

Cái phương pháp này hay bởi vì Indonesia nhân khẩu nhiều, họ có hai ức ba ngàn vạn người, đó là đảo quốc, có hơn mười ngàn đảo, công cụ giáo thông quan trọng nhất chính là thuyền. Cái quốc gia này là quốc gia Xlam giáo lớn nhất toàn thế giới có thể làm sự việc này. Chúng ta không nghĩ đến việc này, nhưng họ đến nói với tôi, tôi thật hoan hỷ.

Hiệu trưởng của trường Đại Học Hồi Giáo đã đến thăm tôi hai lần, nói với tôi trường học muốn xây một viện Tứ Khố. Tôi mới nghĩ ra, tôi đã tặng cho họ mười bộ Tứ Khố Toàn Thư. Hiện tại họ xây một cái Thư Viện Tứ Khố, muốn thành lập Viện Hán Học, đây là một việc tốt.

Viện Hán Học học cái gì?

Chính là học Tứ Khố Toàn Thư, bồi dưỡng nhân tài sư chất của Nho Thích Đạo, quá tốt. Hơn nữa họ còn nói với tôi tương lai trong trường học của họ, nghiên cứu Nho Thích Đạo, không cần phải nộp học phí, dường như ngay đến ăn ở, trường học đều cung cấp, trường học cung cấp cho họ, khi tốt nghiệp có học vị. Trường học này là quốc gia thành lập, cho nên họ đến tìm tôi hiệp trợ họ.

Đây là việc tốt, đây là đại sự. Indonesia, Malaysia là nước lớn, từ nhân khẩu mà nói nó là nước lớn thứ bốn trên toàn thế giới. Nhân khẩu nhiều nhất là chúng ta, thứ hai là Ấn Độ, thứ ba là Hoa Kỳ, thứ bốn chính là họ.

Ngày trước chúng ta đến quốc gia họ thăm viếng, đại khái có hai mươi lần, cho nên người lãnh đạo quốc gia đều rất quen thuộc với tôi, đều gặp mặt qua. Hiện tại họ muốn làm một việc tốt như vậy, chúng ta phải toàn tâm toàn lực trợ giúp họ.

Viện Hán Học của họ chính là Tứ Khố Toàn Thư, dự định vào tháng năm khởi công, mời tôi đến tham gia. Đây là sự việc vô cùng khó được, không chỉ ảnh hưởng quốc gia của chính họ mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Phật Đà lưu lại Bộ Kinh này đến sau cùng một trăm năm khi tất cả các Kinh Giáo đều diệt hết nhưng Kinh Vô Lượng Thọ vẫn còn. Sau một trăm năm Kinh Vô Lượng Thọ không tồn tại, vẫn còn một câu Nam Mô A Di Đà Phật này vẫn tồn tại, đại khái vẫn còn lưu lại một hai trăm năm, từ bi đến cùng tột. Khi mạt pháp kết thúc, nếu có người có thể niệm một câu A Di Đà Phật, thì Phật đều đến tiếp dẫn họ.

Kỳ hữu chúng sanh, trị tư Kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ. Trị là gặp được, chỉ cần bạn có thể gặp được Bộ Kinh này, bạn muốn cầu vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, quyết định được độ.

Nếu tôi không cầu vãng sanh, tôi cầu danh vọng lợi dưỡng của thế gian, có được hay không?

Được! Phật thị môn trung, hữu cầu tắc ứng. Bạn cầu thăng quan, cầu phát tài, cầu thân tâm khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, sự nghiệp thuận lợi, Bộ Kinh này thảy đều có thể giúp đỡ bạn.

Lương dĩ thử Kinh, phù hợp xã hội chi thực huống, chân tục tịnh chiếu, sự lý song dung, Phàm Thánh Tề Thâu, tâm Phật bất nhị, cố năng trường tồn, nhi độc lưu ư mạt thế. Đích thực pháp môn Tịnh Độ hữu cầu tắc ứng. Thế nhưng nền tảng của nền tảng là giáo dục nhân quả.

Tại vì sao chúng ta có thể vãng sanh?

Nhân là chân tâm chính mình.

Vì sao vậy?

Vì Thế Giới Cực Lạc là do chân tâm của chúng ta biến hiện ra, chân tâm chính chúng ta biến hiện ra, làm gì có lý nào không thể quay về?

Cái việc này phải hiểu. Đại Thừa giáo thường nói cả thảy vũ trụ đều do tâm hiện thức biến, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến, nói rõ A Di Đà Phật Thế Giới Cực Lạc có quan hệ thế nào với chúng ta, quan hệ quá mật thiết, cùng một tự tánh, cùng một chân tâm. Cho nên cầu sanh Thế Giới Cực Lạc, phải dùng chân tâm cầu, không thể dùng vọng tâm.

Còn tín, nguyện, trì danh, một lòng chuyên niệm, đây là duyên. Nhân là thị tâm thị Phật tâm này là Phật duyên là thị tâm tác Phật tâm này làm Phật.

Hiện tại ta muốn đến Thế Giới Cực Lạc để làm Phật, chúng ta là học tập Ngài Lục Tổ Huệ Năng, hãy xem ở trong Đàn Kinh, Đại Sư Huệ Năng lần đầu gặp mặt Ngũ Tổ, Ngũ Tổ hỏi Ngài: Con đến chỗ ta đây muốn cầu được cái gì?

Ngài trả lời rằng: Con chỉ cầu làm Phật. Ngài không cầu gì khác, không cầu phú quý, chỉ cầu thành phật. Ngũ Tổ chân thật mãn tâm nguyện của Ngài.

Ngay thành Phật còn có thể cầu được, huống hồ các thứ khác, có gì mà cầu không được chứ?

Cho nên Phật thị môn trung, hữu cầu tắc ứng, trong nhà Phật, có cầu ắt ứng. Người thế gian không có một ai không mong cầu tài, cầu thông minh trí tuệ, cầu khỏe mạnh sống lâu, ở trên Bộ Kinh này thảy đều có thể làm được, có thể thỏa mãn nguyện vọng của bạn, chân thật là không thể nghĩ bàn.

Lương dĩ thử Kinh, bất đản vi Tịnh Độ, quần Kinh chi cương yếu, nhất Đại Tạng giáo chi chỉ quy.

Đây là nói một Bộ Kinh nào?

Trong Kinh Điển Tịnh Độ, một Bộ Kinh Điển quan trọng nhất, đại biểu Bộ Kinh đệ nhất của Tịnh Tông, nó là cương lĩnh của Tịnh Tông, nó là Tông yếu của Tịnh Tông, không có Kinh nào quan trọng hơn, đó là Bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, là chỉ quy của một Đại Tạng giáo. Một Đại Tạng giáo là tất cả pháp mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói bốn mươi chín năm, sau cùng đều quy Tịnh Độ.

Kinh Hoa Nghiêm, sau cùng Thiện Tài Đồng Tử năm mươi ba lần tham học, Bồ Tát Phổ Hiền Mười Đại Nguyện Vương sau cùng đều quy về Cực Lạc, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Đại Kinh, Đại Luận, không Bộ Kinh nào sau cùng không quy về Tịnh Độ. Quy Tịnh Độ chính là đại viên mãn, chân thật thành tựu.

Thật tế ra mà nói: Diệc vi thử giới tha phương, hiện tại vị lai, nhất thiết hửu tình, ly khổ đắc lạc, cứu cánh bồ đề chi pháp yếu.

Vậy thì còn gì bằng không?

Thực tế ra mà nói: Thử giới là thế giới này chúng ta, bao gồm giáo khu của Thích Ca Mâu Ni Phật chính là cái Tam thiên đại thiên thế giới này.

Tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu lớn?

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói với chúng ta, trên Phật Kinh nói đơn vị thế giới chính là như nhà khoa học hiện tại chúng ta gọi là hệ ngân hà.

Một cái tiểu thiên thế giới là một ngàn đơn vị thế giới, chính là một ngàn cái hệ ngân hà, một ngàn cái tiểu thiên là một cái trung thiên, lại một ngàn cái trung thiên là một cái đại thiên.

Cho nên một đại thiên thế giới có mười ức cái hệ ngân hà. Cái phạm vi này mười ức cái hệ ngân hà nay chính là thử giới. Tha phương là bên ngoài mười ức hệ ngân hà gọi là tha phương.

Cõi nước Chư Phật vô lượng, vô biên, vô tận, vô số. Thử giới tha phương là cả thảy vũ trụ, hiện tại vị lai tất cả hữu tình lìa khổ được vui, pháp yếu cứu cánh bồ đề.

Chính là Bộ Kinh này, chính là câu một Phật hiệu này, bạn có thể tin tưởng không?

Nếu bạn có thể tin tưởng thì đó là đại thiện căn đại phước đức, bạn ngay đời này quyết định có thể vãng sanh làm Phật. Sự, lý pháp môn này đều không thể nghĩ bàn, lý quá sâu rồi, sự quá vi diệu, không cách gì tưởng tượng, cho nên chỉ có người thượng thượng căn họ có thể tin tưởng.

Vì sao vậy?

Họ một nghe, ngàn ngộ, vừa nghe họ hoàn toàn tường tận. Tuy nhiên, còn có một loại người người hạ hạ căn, cho dù là hạ hạ căn, họ tuyệt nhiên không hiểu đối với cái đạo lý này, thế nhưng họ thành thật, họ nghe lời, họ nghe rồi họ không hoài nghi, họ liền tin tưởng, hơn nữa họ thật làm, chân thật tin tưởng có Thế Giới Cực Lạc, chân thật tin tưởng có A Di Đà Phật. 

Không một chút hoài nghi nào, chân thật phát nguyện cầu sanh Thế Giới Cực Lạc, dạy họ niệm Phật, một câu Phật hiệu này một ngày từ sớm đến tối họ đều đang niệm, họ không hề ngơi nghỉ, nắm chắc lấy câu Phật hiệu này, loại người này vãng sanh Thế Giới Cực Lạc cùng thượng phẩm thượng sanh hoàn toàn tương đồng.

Cho nên hạ hạ căn cùng thượng thượng căn, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc thảy đều là thượng phẩm thượng sanh, chúng ta phải hướng đến họ mà học hỏi.

Hòa Thượng Hải Khánh, Hải Hiền, hai vị đại đức chính là như vậy, vì chúng ta mà thị hiện, họ đều không biết chữ, không có đi học, cả đời chưa nghe qua người giảng Kinh, vì sao họ có thể thành tựu?

Đầy đủ sáu chữ: Thành thật, nghe lời, thật làm. Khi Ngài Hải Hiền xuất gia, thầy thế phát của Ngài chỉ dạy Ngài một câu Nam Mô A Di Đà Phật, dạy Ngài cứ mãi liên tục niệm. Bạn xem Ngài Lão thật thành thật niệm chín mươi hai năm, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra không có bất cứ thứ gì.

Ngài có Khai Ngộ hay không?

Khai ngộ rồi! Ta có thể thấy ra được. Tuy là tôi chưa thấy mặt Ngài nhưng tôi xem đĩa phim của Ngài, vì không phải người khai ngộ thì không làm được. Đích thực Ngài tuổi thọ dài đến như vậy, không nhất định là chính Ngài mà là A Di Đà Phật gia trì.

A Di Đà Phật giao cho Ngài nhiệm vụ, vì cái khu vực này, vì cái thời đại này làm biểu pháp, làm tấm gương tốt của người học Phật cho mọi người xem.

Học Phật đều phải nên hướng đến Ngài học tập, cả đời không cầu danh không cầu lợi, cái gì cũng không cầu, chính mình mỗi ngày cần khổ lao tác, tự ăn đồ mình làm, chân thật không thể nghĩ bàn. Đây là tấm gương của chúng ta, chúng ta phải nên học tập với Ngài.

Thị cố, Niệm Tổ, cảm ân đồ báo, phát vô thượng tâm, kính chú thử Kinh, tục Phật huệ mạng.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ làm sao báo ân?

Niệm Lão: Phát tâm vô thượng, kính cẩn Chú Giải Kinh này nhằm duy trì huệ mạng của Phật. Đây chính là phương pháp Ngài báo ân.

Ngày nay chúng ta đọc đến chỗ này, chúng ta cũng phát tâm báo đáp, chúng ta báo bằng cách nào?

Cũng là phát tâm vô thượng, y giáo phụng hành, vì người diễn nói. Chú ý cái chữ diễn đó, diễn là phải làm ra biểu diễn cho người xem.

Lão Hòa Thượng Hải Hiền cả đời là biểu diễn, Ngài không có nói, hoàn toàn là làm ra tấm gương để cho người xem. Ngài có thể diễn thì đương nhiên Ngài có thể nói, nhưng pháp duyên không như nhau nên Ngài chỉ Diễn.

Vì sao?

Vì người ở trong nông thôn, Ngài đã tiếp xúc hoàn toàn là nông thôn, người nông thôn bạn nói cho họ nghe họ không hiểu, nhưng bạn làm ra, họ có thể thấy được, họ bị cảm động. Nếu Ngài ở đô thị thì Ngài nhất định phải giảng Kinh.

Kiền kỳ lưỡng độ Đạo Sư, Thập Phương Như Lai, thượng sư Bổn Tôn, Kim Cang hộ pháp, từ ân phú hộ, uy đức gia minh. Đây là cầu gia bị gia trì, chúng ta nguyện là phát rồi, chúng ta trí tuệ không đủ, phước báo chúng ta có hạn, nhất định phải cầu Phật, Bồ Tát gia trì, phải kiền thành phải khẩn thiết mong cầu hai cõi Đạo Sư, ở cõi này chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là A Di Đà Phật, đây là hai cõi Đạo Sư.

Ngoài thế giới Ta Bà cùng Thế Giới Cực Lạc còn phải kiền kỳ lưỡng độ Đạo Sư, còn phải cầu gia trì của thập phương Như Lai. Cầu gia trì, không chỉ cầu gia trì, còn cầu hộ pháp, Kim Cang hộ pháp, thượng sư Bổn Tôn.

Kim Cang hộ pháp là người nào?

Bốn chúng đồng tu, tại gia xuất gia, nam chúng nữ chúng, yêu cầu họ hộ pháp, hộ trì từ ân phú hộ.

Phật gia trì chúng ta, bốn chúng hiện tiền cũng giúp chúng ta, có hay không?

Có! Chỉ cần chúng ta thật làm, cảm động Phật, Bồ Tát, cũng có thể cảm động rất nhiều đồng tham đạo hữu, chỉ cần tiếp cận với bạn, xem thấy bạn thật tu hành, không ai không tôn kính, không ai không bội phục, không ai không hộ trì bạn. Cho nên uy đức minh gia là ngấm ngầm gia hộ.

Ký thử chú thích, thượng khế Thánh tâm, quảng khải chúng tín. Hy vọng cái Chú Giải này, người sau chúng ta đọc được cái Chú Giải này của Ngài, vì người diễn nói, cùng phân hưởng với mọi người. Thượng khế Thánh tâm là lý, quảng khải chúng tín đây là căn cơ, khế cơ khế lý, trên là khế lý, dưới là rộng khải chúng tín là khế cơ.

Phàm hữu kiến văn, đồng nhập Di Đà, Nhất Thừa Nguyện Hải. Chúng ta phát cái nguyện này, hy vọng chúng ta tương lai, đều là đồng tham đạo hữu Hải Hội Liên Trì Thế Giới Cực Lạc, lấy cái này làm đại viên mãn, đại đoàn viên. Niệm Lão ở lời tựa trước khi giảng Kinh, đến chỗ này là viên mãn rồi.

Cùng vừa lúc hết thời gian, hôm nay chúng ta học đến chỗ này thôi.

A Di Đà Phật!

***